Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy

Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy
Publish date: Thursday. July 12th, 2012

Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.

Năm 2007, Hồng Định được Bộ NN-PTNT hỗ trợ kinh phí để chuyển giao công nghệ chế biến bảo quản ngô. Theo đó, bà con đã được tập huấn KHKT trồng ngô năng suất cao. Các giống ngô mới năng suất cao dần được thay thế giống cũ truyền thống, việc bón phân cũng được thực hiện khoa học hơn giúp giảm được lượng phân bón. Từ đó, sản lượng ngô tăng nhanh. Cùng với việc năm 2007 giá ngô ngoài thị trường cao, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng cao nên rất nhiều bà con đã trồng ngô và tạo nên một phong trào trồng ngô rộng khắp. Bà con bảo, giá lợn và gà được lắm, trồng ngô không bán, để nuôi gà là mình cũng được lợi rồi.

Những chiếc máy tẽ ngô TN-4, máy bóc bẹ tẽ hạt ngô BBTH-2,5 đã được đưa vào sử dụng. Có máy, năng suất lao động tăng cao. Vào vụ ngô, mỗi chiếc máy đều hoạt động hết công suất, đi hết xóm này đến xóm khác để tẽ ngô cho bà con. "Mình trồng nhiều ngô, tẽ bằng tay lâu hết lắm, có máy nhanh hơn nhiều, được giá ngô là mình bán luôn, không được giá mình cũng chủ động bảo quản được nên ngô không bị hao hụt". Một người dân cho biết. Quy trình bảo quản ngô sau thu hoạch cũng được phổ biến đến từng hộ dân. Một cán bộ của Bộ NN-PTNT nhận định: "Tư duy của bà con đồng bào dân tộc về trồng cây, con đã thay đổi nhiều. Với họ, trồng ngô giờ là để bán hoặc làm cái gì đó để sinh ra tiền chứ không phải chỉ để ăn. Điều rất đáng mừng, đây toàn là những hộ nghèo. Từ Hồng Định, tư duy làm kinh tế này đã nhanh chóng lan ra các xã vùng lân cận".


Related news

Hiệu quả từ mô hình trồng rau đông sớm Hiệu quả từ mô hình trồng rau đông sớm

Xã Thượng Kiệm là một trong những địa phương của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có truyền thống trồng rau màu vụ đông từ nhiều năm nay. Các loại rau như su hào, bắp cải... ở đây được trồng rất sớm nên dễ tiêu thụ, giá bán cao, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân.

Sunday. October 25th, 2015
Cần hơn 4.000 tỷ đồng để phát triển cà phê Cần hơn 4.000 tỷ đồng để phát triển cà phê

Đó là tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển cà phê giai đoạn từ nay đến năm 2020, theo đề án quy hoạch cà phê vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.

Sunday. October 25th, 2015
Thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa Thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa

Ngày 22/10, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Đồng Tháp và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp tổ chức tổng kết “Mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015”.

Sunday. October 25th, 2015
Triển vọng phát triển diện tích nhãn Ido tại Phong Điền Triển vọng phát triển diện tích nhãn Ido tại Phong Điền

Những năm qua, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã khiến nhiều nhà vườn trồng nhãn tại ĐBSCL lâm vào cảnh thất mùa, phải tốn nhiều chi phí phòng trị bệnh, thậm chí phải chặt bỏ nhãn để chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác

Sunday. October 25th, 2015
Người trồng dâu An Phước nổi tiếng Người trồng dâu An Phước nổi tiếng

Ông Huỳnh Văn Sơn, ấp 2, xã An Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được xem là người “gạo cội” trong nghề trồng dâu. Ông Sơn nổi tiếng vì có vườn dâu cây xum xuê rợp bóng, vào vụ cho trái rất nhiều và luôn cho trái sớm.

Sunday. October 25th, 2015