Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương Lái Trung Quốc Quịt Nợ Thanh Long

Thương Lái Trung Quốc Quịt Nợ Thanh Long
Ngày đăng: 25/06/2012

Cả tuần nay, nhiều nông dân ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang mất ăn, mất ngủ vì các thương lái thu mua thanh long bán sang Trung Quốc ôm theo số nợ hàng trăm triệu đồng “bỗng dưng mất tích”.

Cảnh giác với chiêu “lời cao”

Sau Bình Thuận, Tiền Giang và Long An là những nơi có vùng trồng chuyên canh cây thanh long lớn nhất cả nước. Tiền Giang hiện có trên 3.000 ha thanh long tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Gạo. Long An có diện tích khoảng 1.250 ha trồng chủ yếu ở huyện Châu Thành. Mỗi năm, tổng sản lượng thanh long của hai tỉnh trên vào khoảng 100.000 tấn.

Theo ngành nông nghiệp các địa phương, hiện nay thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của nước ta vẫn là Trung Quốc với khoảng 70% - 80% sản lượng.

Một thương lái chuyên thu mua thanh long xuất khẩu ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An cho biết: “Chỉ có Trung Quốc là tiêu thụ thanh long nhiều nên không bán cho họ thì biết bán đi đâu. Chỉ có điều làm ăn với thương lái Trung Quốc rất thiệt thòi. Họ chỉ giao kèo miệng, đặt hàng qua điện thoại… nên cũng sợ. Có thể nói thương lái của họ đã thao túng hoàn toàn thị trường thanh long, giá cả thu mua đều do họ định đoạt. Nhiều lúc họ mua hàng dễ dãi nhưng khi hàng qua tới nơi lại chê, rồi ép giá xuống 30% - 40%”.

Ông Huỳnh Hồng Ửng, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh long Quơn Long huyện Chợ Gạo, cho biết: “Thực tế cho thấy, nhiều thương lái của ta làm ăn với thương lái Trung Quốc nhưng mất cảnh giác với chiêu thu mua ào ạt giá cao. Tuy nhiên đến khi mua số lượng lớn thì lại o ép, thậm chí quỵt nợ. Nhiều đầu mối thu mua cung ứng hàng sang Trung Quốc với số tiền hàng tỷ đồng nhưng chỉ hợp đồng miệng với nhau nên khi họ không trả tiền, xem như trắng tay”.

Trong khi người trồng khoai lang tím ở Trà Vinh, Vĩnh Long, khóm ở Tiền Giang, dừa ở Bến Tre, người nuôi cua biển ở Cà Mau vẫn chưa hết điêu đứng vì mua bán hời hợt với thương lái Trung Quốc, hiện nay đến lượt người trồng thanh long ở Tiền Giang và Long An khốn đốn vì các đầu mối thu mua hàng bán sang Trung Quốc trốn nợ.

Tin thương lái Trung Quốc, dân ta hại dân mình

Ông Nguyễn Văn Phong, một trong số hàng chục nông dân ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) bị quỵt nợ bức xúc kể: “Khoảng tháng 3, có một thương lái tên Trần Thị Ngọc Loan ở xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đến nhà tôi hỏi mua thanh long xuất sang Trung Quốc với giá cao hơn giá thị trường 20% - 30%. Ban đầu bà này thu mua rất sòng phẳng. Thấy vậy nên tôi đứng ra thu mua thêm từ các nhà vườn khác để giao cho bà Loan”.

Sau khi đã gây dựng được uy tín với nhiều người trồng thanh long ở địa phương, bà Loan liền nhờ ông Phong đứng ra thu mua với số lượng lớn thanh long để xuất sang Trung Quốc. Đến lúc hàng đã chuyển đi, bà Loan đột ngột cho biết chưa rút được tiền nên hẹn vài ngày sẽ quay lại thanh toán 210 triệu đồng tiền mua thanh long cho ông Phong.

Tuy nhiên, sau đó bà Loan đột nhiên “mất tích” khỏi địa phương và không quay lại thanh toán như đã hứa. Khi ông Phong gọi điện đòi tiền, bà Loan lại nói phía thương lái Trung Quốc chưa trả tiền nên bà cũng chưa có để trả cho ông Phong.

Ông Phong càng lo lắng hơn khi biết ở huyện Chợ Gạo có hàng chục thương lái khác cũng đang mất ăn, mất ngủ vì bị bà Loan quỵt tiền. Theo thống kê của những thương lái làm đầu mối cho bà Loan, hiện số tiền bà Loan còn nợ các thương lái cung ứng thanh long gần 700 triệu đồng. Quá bức xúc, ông Phong cùng các thương lái bị bà Loan nợ tiền thuê xe ra tận xã Hàm Minh tìm bà Loan đòi nợ nhưng bà Loan đã trốn biệt.

Hiện ông Phong và các thương lái bị bà Loan nợ tiền đã nộp đơn tố cáo ra Công an huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.


Có thể bạn quan tâm

Làm nền tổ ong nhân tạo Làm nền tổ ong nhân tạo

Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.

03/09/2015
Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

03/09/2015
Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai) Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai)

Mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai); đây là công nghệ tưới nước thích hợp nhất hiện nay không chỉ cho người nông dân trồng cỏ mà còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác ở Ayun Pa.

03/09/2015
Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP

Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang đã tiến hành nghiệm thu, đánh giá xếp loại B đề tài "Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP", do Chi cục Quản lý Nông - Lâm sản và Thủy sản chủ trì, Kỹ sư Phan Ngọc Tâm làm chủ nhiệm.

03/09/2015
Gà công nghiệp tăng giá trở lại Gà công nghiệp tăng giá trở lại

Hiện gà công nghiệp bán tại trại có giá 24 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 4 ngàn đồng/kg so với hồi đầu tháng. Giá gà tăng do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này của thị trường đang rất tốt.

03/09/2015