Khảo Sát Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Thủy Sản

Đoàn công tác Trung ương do ông Trần Xuân Châu - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đến khảo sát mô hình liên kết sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, tính đến giữa tháng 3/2014, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh là 1.114,22ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm rồi, sản lượng thu hoạch 75.354 tấn, giảm 2,05% so với cùng kỳ. Về tình hình liên kết, tiêu thụ thủy sản, hiện trên địa bàn tỉnh có các hình thức liên kết chủ yếu gồm: doanh nghiệp (DN) khép kín quy trình sản xuất từ nuôi thịt, chế biến, xuất khẩu;
DN sản xuất thức ăn thủy sản và sản xuất khác liên kết tiêu thụ sản phẩm với DN chế biến xuất khẩu; nông dân nuôi gia công cho DN; nông dân tham gia hiệp hội thủy sản và liên kết với DN cung ứng vật tư, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm.
Theo đánh giá, hoạt động sản xuất thủy sản xuất khẩu theo mô hình khép kín mặc dù đã manh nha phát triển từ khá lâu và được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bất kỳ hướng dẫn, quy định nào nhằm tạo điều kiện cho DN có một cơ chế vay phù hợp với đặc điểm của ngành, phần lớn các ngân hàng chưa thật sự sâu sát và thường áp dụng chung giữa các DN xuất khẩu thủy sản đơn thuần với các DN xuất khẩu có quy trình sản xuất khép kín.
Ngoài ra, các khó khăn về thời gian cho vay ngắn hơn so với thời gian nuôi cá; định giá ao nuôi của DN và người dân chưa thỏa đáng; cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh chưa phù hợp cũng ảnh hưởng đến quy trình chăn nuôi khép kín của DN.
Tại cuộc họp, một số ngân hàng và DN thương mại trên địa bàn tỉnh đề xuất: đối với DN thủy sản thực hiện theo mô hình khép kín, ngân hàng Nhà nước cần có những cơ chế cho vay phù hợp; có những gói hỗ trợ lãi suất kịp thời phù hợp với ngành thủy sản;
Chính phủ cần xây dựng nhiều chương trình ưu đãi đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với thời hạn dài, lãi suất thấp; có chính sách bảo lãnh vay vốn đối với các DN, hộ nông dân đã tiến hành đầu tư xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản trong các vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng...
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Xuân Châu thông tin nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai mô hình liên kết cá tra theo chuỗi, trong đó, có các vấn đề liên quan đến ngân hàng, DN như hướng tới sẽ chọn một số ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng cổ phần có kinh nghiệm cho vay tỷ trọng lớn, đồng thời chọn các DN thủy sản thực hiện mô hình khép kín có hiệu quả để triển khai mô hình chuỗi liên kết thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Hơn một năm kể từ khi Nghị định 36/2014/NĐ-CP về về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra chính thức có hiệu lực thi hành, đến nay các DN XK cá tra vẫn cho rằng nhiều quy định trong Nghị định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, cần phải sửa đổi kịp thời để không gây cản trở, khó khăn cho DN.

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, trong tháng 6, công ty này đã nhập 1.330 tấn đường từ Lào tương đương 803.320 USD. Lượng đường này được nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 08/2015/TT-BCT và đều được nhập khẩu qua cửa khẩu Bờ Y.

Từ đầu tháng 7/2015, giấy chứng nhận khử trùng do Công ty CP Khử trùng Việt Nam (VFC) cấp cho các lô gạo xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ không được phía Trung Quốc công nhận. Đây là khó khăn lớn cho gạo XK của Việt Nam.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT) vừa có báo cáo kết quả nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015. Theo đó, đã có 260 triệu con tôm sú giống được thả với sản lượng ước đạt 250 tấn; 170 triệu tôm chân trắng giống được thả với sản lượng ước đạt 600 tấn.

Hai tàu cá vỏ thép vừa được được hạ thủy vào ngày 20.5.2015, sau 2 phiên biển, 2 tàu đã bội thu lớn và có nhiều ưu điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ và 2 tàu vỏ thép Sang fish 01, Hoàng Anh 01 được hạ thủy cách đây 1 năm.