Trồng xen mắc ca giúp nông dân đa dạng nguồn thu
Sau khi tận mắt chứng kiến nông dân Việt Nam trồng xen mắc ca trong vườn cà phê, chè… nhằm tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và lao động, đoàn chuyên gia nông nghiệp đến từ nước Mỹ đã khẳng định: Đây là cách làm khác biệt, phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, tạo thêm sản phẩm có tính cạnh tranh cao và giúp đa dạng nguồn thu cho nông dân trong tương lai.
Ông Dick Kim, một chuyên gia đến từ vùng lãnh hải Micronesia của Mỹ, cho biết: Nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm mắc ca trên thế giới ngày càng tăng, trong khi diện tích trồng cây mắc ca trên thế giới không nhiều, đây chính là lợi thế đầu tiên cho Việt Nam.
Theo ông Kim, đời sống kinh tế toàn cầu ngày một nâng lên, lợi ích sức khỏe của hạt mắc ca cũng được khẳng định và phổ biến rộng rãi, khiến nhu cầu sử dụng loại hạt này ngày càng lớn, nhất là tại Mỹ, châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác.
Ngay tại Việt Nam, thu nhập người dân cũng đang cải thiện, một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao sẵn sàng chi tiền để sử dụng các loại hạt tốt cho sức khỏe, trong đó có mắc ca.
Ông Kim cũng giải thích băn khoăn lớn nhất của nhiều người, là tại sao mắc ca có giá trị kinh tế, nhu cầu sử dụng lớn, nhưng các nước như Úc, Mỹ không phát triển nhanh diện tích? Nguyên nhân chính là chi phí lao động tại các nước này rất cao, trong khi quả mắc ca không chín đồng loạt, rất khó để cơ giới hóa.
Việc thu hoạch mắc ca kéo dài trong nhiều tháng và phải sử dụng nhiều lao động trực tiếp, khiến giá thành sản xuất tại các nước này không có tính cạnh tranh.
Ngược lại, đây lại là lợi thế cực lớn của Việt Nam. Thử so sánh, chi phí trả công lao động bên Mỹ hay Úc lên tới 17 USD/giờ. Với số tiền này có thể trang trải 2 ngày công cho một lao động tại Việt Nam.
“Cách làm của chúng tôi là luôn thận trọng và mong muốn nông dân có thêm lựa chọn cho mình. Quan điểm của Công ty là đặt lợi ích của nông dân lên hàng đầu, bởi nông dân có thành công thì dự án mới có thể thành công”, đại diện Công ty Him Lam khẳng định. |
Còn ông Arona Palamo, một cố vấn cao cấp về nông nghiệp vùng lãnh hải Tây Somoa của Mỹ thì nhận định: Ở VN, nông dân trồng xen cây mắc ca cùng chè và cà phê là điểm khác biệt với các nước (chủ yếu trồng chuyên canh).
Với mô hình trồng xen, sẽ tạo ra lợi ích lớn khi tận dụng tối đa sự thuận lợi của khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn lao động trong chăm sóc cùng lúc nhiều loại cây trồng. Việc trồng xen còn giúp nông dân Việt Nam đa dạng nguồn thu và luôn có tiền trang trải cuộc sống gia đình trong thời gian (6 – 7 năm) đợi mắc ca cho thu hoạch trái.
Tuy nhiên, đoàn chuyên gia cũng chỉ ra những hạn chế. Theo ông Dick Kim, vườn mắc ca tại Việt Nam trồng giống thực sinh khá nhiều, hiệu quả không cao, đây cũng là sự khác biệt với các nước (chủ yếu trồng giống mắc ca ghép). Trong một vườn mắc ca tại Lâm Đồng, đoàn còn thấy nông dân trồng rất nhiều giống mắc ca khác nhau...
Đại diện Công ty Cổ phần Him Lam, đơn vị đang phối hợp với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) triển khai dự án trồng mắc ca tại Tây Nguyên, cho biết: “Khi so sánh lợi thế cây mắc ca với các loại cây trồng khác, chúng tôi nhận thấy, nếu không triển khai dự án này thì sẽ mất đi một cơ hội tăng thêm nguồn thu cho người nông dân”.
Chính vì vậy, dự án này đã được Công ty Cổ phần Him Lam mời các chuyên gia nông nghiệp quốc tế sang khảo sát, đánh giá khách quan, từ đó đưa ra các bước đi phù hợp cho quá trình triển khai dự án. Hàng loạt các công việc khác như xây dựng vườn ươm giống, xây dựng quy trình chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tài chính và mua bảo hiểm cho bà con nông dân trồng mắc ca..., cũng đang được Công ty thực hiện hết sức chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều hướng người chăn nuôi sản xuất theo hướng tập trung, chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ vẫn duy trì và hằng năm cung ứng một sản lượng không nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT khẳng định tiếp tục bám sát mục tiêu đề ra, song vẫn có những hỗ trợ cần thiết cho chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thích hợp vào nuôi thủy sản ngày càng phát triển tích cực, đặc biệt là việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học vì giúp nâng cao sức tăng trưởng, đề kháng của tôm, cá và hạn chế việc lưu tồn mầm bệnh trong nước, giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ.
Theo tin từ Chi cục nuôi trồng thuỷ sản 7 tháng đầu năm sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 19.859 tấn, tăng 28% so với cùng kỳ, đạt 48,44% so với kế hoạch. Trong đó, sản lượng nuôi mặn lợ đạt 14.457 tấn, sản lượng thuỷ sản nước ngọt đạt 5.402 tấn.
Sở NN-PTNT vừa chỉ đạo Phòng NN-PTNT hai huyện Đông Hòa, Tuy An (Phú Yên) và Phòng Kinh tế TX Sông Cầu cùng các đơn vị chức năng thuộc sở thông báo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản miền Trung (gọi tắt là Trung tâm) đến các vùng nuôi và hộ nuôi thủy sản để chủ động phòng ngừa dịch bệnh.