Đại Hòa Phát Triển Chăn Nuôi Bò Thịt
Những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt được xác định là một trong những chương trình sản xuất trọng điểm của xã Đại Hòa (Đại Lộc). Phong trào chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đại Hòa đang là xã đi đầu của huyện về phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt ở quy mô kinh tế hộ với tổng số lượng đàn bò lên đến 1.005 con, trong đó bò sinh sản có 302 con, bò lai thịt 703 con. Nhận thấy nuôi bò thịt ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân trong xã đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư vào ngành này.
Để giảm bớt chi phí vốn chăn nuôi, người dân tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn như cây bắp, cây đậu hay rạ khô để làm lương thực dự trữ vào mùa mưa. Ngoài ra nông dân còn sử dụng gần 1ha đất của xã để trồng cỏ nhằm đảm bảo nguồn lương thực quanh năm cho bò. Sau 10 tháng chăn nuôi, mỗi con bò bán được từ 15 - 20 triệu đồng, trừ chi phí chăn nuôi thu lãi gần 10 triệu đồng.
Gia đình anh Lê Đức Vĩnh (thôn Bộ Bắc, xã Đại Hòa) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào nuôi bò thịt. Gia đình anh luôn duy trì đàn bò từ 4 - 5 con. Mỗi năm xuất chuồng hai lứa, mỗi lứa 2 con cho tổng số tiền lãi trên 60 triệu đồng. Nhiều năm qua ngoài việc chú trọng nguồn thức ăn, người chăn nuôi còn nâng cao chất lượng đàn bò bằng việc thay thế giống bò vàng truyền thống bằng giống bò lai mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hầu hết các hộ chăn nuôi bò ở Đại Hòa đều lựa chọn giống bò có nhóm máu lai với nhiều ưu điểm như giống to, đẹp mã và có chất lượng thịt tốt được các thương lái ưa chuộng. Ông Nguyễn Văn Thuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hòa cho biết, chương trình phát triển đàn bò luôn được xã quan tâm và khuyến khích người dân thực hiện.
Đây là mô hình phù hợp với địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. UBND xã cũng tạo điều kiện giúp đỡ để các hộ dân vay vốn phát triển đàn bò. Bên cạnh đó xã cũng phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân. Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục phát triển chương trình nuôi bò thịt giúp nông dân phát triển kinh tế.
Hiện nay, mô hình nuôi bò thịt đối với nhiều hộ ở Đại Hòa đã không còn là nguồn kinh tế phụ mà người dân đã chú trọng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình.
Mỗi năm xã Đại Hòa bán ra thị trường trên 400 con bò thịt với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng; đây là nguồn thu lớn đối với một xã thuần nông. Sau gần 10 năm phát triển mô hình nuôi bò thịt, nhiều hộ ở Đại Hòa đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Gia đình anh Lê Văn Hồng trú thôn 6 (xã Đại Hòa) là một điển hình. Nhận thấy nuôi bò thịt là hướng phát triển tốt anh Hồng đã mạnh dạn đầu tư vốn mua bò giống và học hỏi kinh nghiệm của hàng xóm, ban đầu anh nuôi thử 2 con rồi phát triển dần lên 5 con. Anh Hồng chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi bò được 14 năm.
Trước đây, thu nhập chính của gia đình chỉ trông cậy vào vài sào ruộng nên cũng rất khó khăn. Gần đây bò được giá, gia đình tôi đã cải thiện được kinh tế phần nào. Bây giờ đàn bò là thu nhập chính của gia đình, tôi dự tính sẽ phát triển đàn bò của mình thêm vài con nữa”.
Có thể bạn quan tâm
Thay vì đàn gà sẽ được lùa vào chuồng nuôi để ngủ sau một ngày thả rông trên đồi núi, thì cuối ngày gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà và ngủ đến sáng. Với phương pháp chăn nuôi kiểu mới này, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng cao xã Nghĩa Đô (Bảo Yên - Lào Cai), bởi chất lượng thịt ngon, thu hút nhiều khách hàng đến mua với giá từ 120.000 -150.000 đồng/kg.
Thời gian qua, hiện tượng “vàng đầu” trên cam sành ngày càng diễn biến phức tạp. Từ đó đã gây hoang mang, lo lắng cho không ít nhà vườn ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang). Bởi loại bệnh này chưa xác định rõ nguyên nhân và chưa có thuốc khống chế hữu hiệu.
Nhiều nhà vườn kêu trời vì giá xoài hiện đang giảm mạnh. Tại chợ Vĩnh Long, xoài đổ đống giá chỉ vài ngàn đồng/kg, tại các chợ huyện Long Hồ, Mang Thít nhiều loại xoài giá chỉ từ 5.000- 10.000 đ/kg. Theo các thương lái, xoài đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng chỉ tiêu thụ nội địa nên thị trường “ăn không hết”.
Một số doanh nghiệp cho biết, hiện nay Việt Nam đã dư sức sản xuất những giống lúa thơm chất lượng cao để làm ra gạo trị giá 600 - 800 USD/tấn.
Thay vì sản xuất tự phát, manh mún, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định đã tập hợp lại thành CLB Nuôi trồng thủy sản 2, để các thành viên liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế thấp nhất rủi roi...