Sản Lượng Cá Tra Thương Phẩm Thu Hoạch Trong Tháng 2 Ước Đạt Trên 27.800 Tấn
Hiện diện tích thả nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp là 988ha. Sản lượng cá tra thương phẩm thu hoạch trong tháng 2 ước đạt trên 27.800 tấn, bằng 100,60% so với cùng kỳ năm trước.
Sau Tết Nguyên đán, các nhà máy chế biến hoạt động bình thường trở lại, nên tình hình thu mua cá tra nguyên liệu của các nhà máy và tiến độ thu hoạch tăng lên. Hiện tại, các nhà máy thu mua cá với giá vào khoảng 22.000 - 23.500 đồng/kg đối với cá thịt trắng loại 0,7 - 0,8kg/con.
Ngoài ra, đối với tôm càng xanh, diện tích thả nuôi từ đầu năm đến nay đạt khoảng 40ha, đạt 4,04% kế hoạch năm với số lượng giống thả nuôi trên 5.700 con. Hiện nay nguồn cung tôm thịt không còn nhiều và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Đối với các loài thủy sản nuôi khác như cá lóc, điêu hồng, do nhu cầu nguồn thực phẩm trong các ngày Tết tăng nên sản lượng thu hoạch và giá các mặt đều tăng. Tuy giá tăng nhưng do lượng tiêu thụ không lớn nên không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.
Tình hình bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhỏ lẻ ở một số nơi, các bệnh thường gặp như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng trên cá tra giống, cá tra thương phẩm và cá điêu hồng. Hầu hết dịch bệnh xuất hiện ở mức độ nhẹ và đều khống chế được.
Có thể bạn quan tâm
Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.
Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu không thể thiếu để ngành nông nghiệp có thể cạnh tranh khi bước vào sân chơi chung. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị định 68 ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, nông dân mua máy móc, thiết bị từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến nông sản; Nghị định 210 ưu đãi cho dự án ứng dụng công nghệ cao…
Từ doanh nghiệp cho đến một số cá nhân đang tìm cách đẩy mạnh bán trong nước để giải phóng số vải đang chín rộ, sau khi thương lái đột ngột ngừng mua khiến giá rớt kỷ lục.