Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển cây keo lai
Hiện nay nhờ thời tiết khô ráo, nông dân Khánh Nam đang tranh thủ thu hoạch những diện tích keo từ 4 đến 5 năm tuổi. Mỗi ha keo gần giao thông nông dân bán có giá khoảng từ 75 đến 80 triệu đồng, lợi nhuận 60 triệu đồng.
Thu hoạch keo cũng là dịp để các lao động nhàn rỗi tại địa phương có việc làm, có thu nhập. Bình quân 1 ngày tước lột vỏ keo, 1 lao động có thể kiếm được 200 ngàn đồng. Trồng keo có lãi nên sau khi thu hoạch keo xong đa số nông dân Khánh Nam chờ đến mùa mưa để tiếp tục tái trồng keo vụ mới. Dự kiến vụ này, bà con sẽ trồng khoảng 100 ha keo.
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm năm 2015, các xã vùng hạ của huyện Châu Thành, tỉnh Long An thả nuôi hơn 1.231ha tôm các loại, trong đó, có hơn 490ha tôm sú, 740ha tôm thẻ và 1ha tôm càng xanh. Vụ 1, nông dân thả nuôi gần 570ha, vụ 2 gần 470ha, tôm nuôi vụ nghịch gần 200ha.

Tôm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Những năm vừa qua, mô hình lúa – tôm (Thoại Sơn - An Giang) từng bước mang lại hiệu quả cho nông dân.

Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh vừa phối hợp với Hội nông dân xã Hoàng Tân tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cua biển lột và cua gạch trong lồng cho 50 bà con nông dân trên địa bàn xã.

Ngày 10/11, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước (Cà Mau) tổ chức hội thảo chuyên đề một số giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm. Trên 100 nông dân nuôi tôm công nghiệp trong huyện tham dự.

Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm: Thỏ, cá, chim bồ câu, lợn và dê nên nhiều năm nay gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, khu Đầu, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đạt hiệu quả kinh tế cao.