Tỷ phú nông dân nhờ trồng cam quýt

Bùi Việt Bách sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên khi học xong cấp 3 anh đã đi làm thuê với đủ thứ nghề.
Tích lũy được chút vốn liếng, anh Bách xin gia đình đi xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên để đi được lại cần một số tiền rất lớn, trong khi đó gia đình Bách lúc đó còn nghèo khó.
Nhìn bố mẹ vay mượn khắp nơi mà chưa đủ số tiền, với lại sang đất khách quê người không biết thế nào nên Bách cũng trăn trở.
Quyết định vào phút chót làm thay đổi cuộc đời Bách.
Khi đang làm hồ sơ, tình cờ Bách được thăm Công ty Rau quả và nông sản Cao Phong.
Tại đây, Bách được các anh chị giới thiệu và hướng dẫn mô hình trồng cam mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đang trăn trở nên anh Bách nghĩ chỉ cần bỏ một số vốn nhỏ vào đầu tư cải tạo đất trồng cam trên mảnh đất của gia đình và làm bằng cách “lấy ngắn nuôi dài” chắc chắn sẽ ổn mà gia đình đỡ phải chịu cảnh vay mượn.
Suy nghĩ và thấy hợp lý lên anh Bách quyết định không đi xuất khẩu lao động nữa mà ở lại quê lập nghiệp với mô hình trồng cam.
Năm 2004, anh bắt tay cải tạo 2 ha đất đồi để trồng cam.
Lúc đó anh chủ yếu trồng giống cam xã đoài và cam canh.
Được sự giúp đỡ về kỹ thuật của các anh chị ở Công ty Rau quả và Nông sản Cao Phong nên anh cũng nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Ngoài việc trồng cam, anh Bách còn tận dụng đất và trồng xen cây mía trắng.
Mỗi vụ cây mía cũng đem lại thu nhập cao cho gia đình anh.
Từ số tiền bán mía anh lại đầu tư cho cây cam.
“Cây không phụ công người chăm sóc”, sau 3 năm, vườn cam của gia đình anh đã cho thu hoạch gần 50 tấn cam, trừ chi phí còn lãi vài trăm triệu đồng.
Nhận thấy cây cam đem lại nguồn thu nhập cao và thị trường tiêu thụ mạnh, anh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích mỗi năm một ít.
Ban đầu là thầu lại đất của bà con trong xã, rồi nhận khoán đất của Công ty Rau quả và nông sản Cao Phong… Đến nay anh Bách đã có trong tay gần 20 ha trồng cam.
Song song với mở rộng diện tích, anh cũng trồng thêm cam V2 và quýt ôn châu.
Anh Bách chia sẻ: “Cây cam cũng là loại cây khó tính, đòi hỏi người trồng phải cần mẫn và chăm chỉ.
Đặc biệt là phải nắm chắc kỹ thuật trồng từ lúc cây non cho đến thời kỳ cây cho thu hoạch quả.
Nhờ vậy mà vườn cây của gia đình tôi lúc nào cũng sai trái, quả to, thơm ngon, và bán được giá”.
Năm 2014, gia đình anh thu 180 tấn cam, quýt với giá bán cam lòng vàng CS1 (thu được 120 tấn) là 19.000 – 22.000 đồng/kg; cam v2 là 48.000 – 50.000 đồng/kg; cam canh: 33.000 – 35.000 đồng/kg.
Còn năm 2015, anh ước tính thu hoạch hơn 300 tấn quả và thu nhập khoảng 4,5 tỷ đồng.
Anh Bách là thanh niên năng động, dám nghĩ, dám làm, là tấm gương trẻ làm kinh tế giỏi của xã.
Anh luôn nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con trong vùng trồng cam.
Nhờ vậy mà mô hình trồng cam của anh đã được lên sóng truyền hình nhiều lần và lần gần đây nhất anh là nhân vật trong phóng sự “sinh ra từ làng” trên kênh VTV6.
Không chỉ có truyền hình mà rất nhiều đoàn nông dân đến tham quan học hỏi.
Đặc biệt là chuyến thăm quan của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh vào tháng 10 vừa qua cũng đánh giá khá cao về mô hình trồng cam đem lại hiệu quả của gia đình anh Bách nói riêng và toàn huyện Cao Phong nói chung.
Giờ đây, khi hỏi đến những hộ trồng cam tại huyện Cao Phong thì ai cũng biết đến những tỷ phú nông dân.
Mỗi vụ trồng cam họ đều có thể mua cho mình một chiếc ô tô hiện đại.
Như gia đình anh Bùi Việt Bách từ tiền bán cam, anh cũng đã mua một chiếc ô tô Fotuner và sửa sang lại nhà cửa khang trang.
Mô hình trồng cam, quýt của anh Bùi Việt Bách đã đang đem lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương.
Anh được mọi người biết đến là một trong những “đại gia trẻ tuổi” có mức thu nhập hàng năm với doanh thu hàng tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai nổi tiếng có những vùng bưởi ngon, như: bưởi đường lá cam Tân Triều, bưởi ruột hồng Định Quán... Tuy nhiên, loại trái ngon này vẫn chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để phát triển cây bưởi bền vững, việc tăng diện tích cần gắn với cơ hội thị trường, nhất là hướng đến xuất khẩu.

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.

Những năm gần đây, người dân ồ ạt trồng mới cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác bền vững nên xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây tiêu. Trước tình hình đó, huyện Chư Pưh đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhất là việc phổ biến kiến thức trong canh tác cây tiêu theo hướng bền vững.