Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường

Nhiều ý kiến cho rằng, khi đề cập chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, không thể không tính đến hướng tiếp cận từ thị trường.
Gần chục năm nay, cứ sau mỗi năm, giá thu mua cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh Hòa không tăng mà còn giảm, giờ đây chỉ còn khoảng 140.000 đồng/kg, trong khi đó, chi phí chuyến biển, năm sau lại cao hơn năm trước.
Những năm qua, ngư dân ở đây luôn phải cân nhắc, tính toán làm sao để chuyến biển có lãi. Có lãi, hay không có lãi, ngư dân cũng sẽ bám biển, bởi biển là cả cuộc sống của họ. Nhưng, điều rõ ràng, ngư dân sẽ mạnh dạn vươn khơi, nếu như không còn lo về lỗ tổn phí.
3 đến 5 tỷ đồng là số tiền đầu tư đóng mới những tàu cá có công suất hàng trăm CV. Trang bị động cơ cho tàu cá, vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng cũng là chuyện bình thường.
Không phải ngư dân nào cũng đủ số vốn này. Họ phải ứng tiền trước từ các chủ vựa thu mua hải sản. Ràng buộc trong thu mua hải sản bắt đầu từ đây. Sau chuyến biển, ngư dân buộc phải bán hải sản cho chủ vựa, cho dù giá thu mua có thấp mấy đi chăng nữa. Nhiều trường hợp vay tiền nóng từ các chủ vựa, tiền bán cá không đủ trả tiền lãi vay.
Vào lúc này, các tàu cá của ngư dân miền Trung vẫn đang tiếp tục có mặt ở 2 ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa. Chính sách hỗ trợ tín dụng lâu nay cũng như thông tin về gói tín dụng 10.000 tỷ đồng sẽ triển khai trong thời gian tới sẽ giúp ngư dân có thêm động lực vươn khơi.
Tuy nhiên, giải pháp căn cơ lúc này chính là tháo gỡ vướng mắc về thị trường để cả doanh nghiệp lẫn ngư dân đều có lãi. Nâng giá trị mặt hàng hải sản theo chuỗi được các nhà phân tích thị trường đưa ra nhằm đảm bảo hiệu quả nghề cá. Để làm được điều này, nhất thiết phải tổ chức lại sản xuất trên biển.
Cùng với chính sách hỗ trợ ngư dân, việc tổ chức sản xuất trên biển hợp lý sẽ thực sự tạo nguồn lực giúp ngư dân, nhất là ngư dân miền trung luôn có mặt trên vùng biển truyền thống cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Việc tái canh cà phê khó khăn không chỉ là vấn đề tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra các giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, 85% diện tích cà phê tại Đắk Lắk do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất nên việc quản lý, đánh giá chất lượng vườn cây chưa đầy đủ.

Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.

Trước đây, với mong muốn thoát nghèo, ông Bằng cũng đã tổ chức sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, mãi đến năm 2012, qua tìm hiểu, ông đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty cổ phần C.P Việt Nam (Bình Dương) và vay vốn ngân hàng để tổ chức chăn nuôi heo theo quy mô trang trại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Vài năm trước, những người muốn tìm mua giống gà Đông Tảo thường phải bỏ công tìm nơi cung cấp, có người phải lặn lội về tận xứ của giống gà “tiến vua” này ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Nhưng hiện nay, không thiếu DN, nông dân tham gia sản xuất con giống gà Đông Tảo.