Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường

Nhiều ý kiến cho rằng, khi đề cập chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, không thể không tính đến hướng tiếp cận từ thị trường.
Gần chục năm nay, cứ sau mỗi năm, giá thu mua cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh Hòa không tăng mà còn giảm, giờ đây chỉ còn khoảng 140.000 đồng/kg, trong khi đó, chi phí chuyến biển, năm sau lại cao hơn năm trước.
Những năm qua, ngư dân ở đây luôn phải cân nhắc, tính toán làm sao để chuyến biển có lãi. Có lãi, hay không có lãi, ngư dân cũng sẽ bám biển, bởi biển là cả cuộc sống của họ. Nhưng, điều rõ ràng, ngư dân sẽ mạnh dạn vươn khơi, nếu như không còn lo về lỗ tổn phí.
3 đến 5 tỷ đồng là số tiền đầu tư đóng mới những tàu cá có công suất hàng trăm CV. Trang bị động cơ cho tàu cá, vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng cũng là chuyện bình thường.
Không phải ngư dân nào cũng đủ số vốn này. Họ phải ứng tiền trước từ các chủ vựa thu mua hải sản. Ràng buộc trong thu mua hải sản bắt đầu từ đây. Sau chuyến biển, ngư dân buộc phải bán hải sản cho chủ vựa, cho dù giá thu mua có thấp mấy đi chăng nữa. Nhiều trường hợp vay tiền nóng từ các chủ vựa, tiền bán cá không đủ trả tiền lãi vay.
Vào lúc này, các tàu cá của ngư dân miền Trung vẫn đang tiếp tục có mặt ở 2 ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa. Chính sách hỗ trợ tín dụng lâu nay cũng như thông tin về gói tín dụng 10.000 tỷ đồng sẽ triển khai trong thời gian tới sẽ giúp ngư dân có thêm động lực vươn khơi.
Tuy nhiên, giải pháp căn cơ lúc này chính là tháo gỡ vướng mắc về thị trường để cả doanh nghiệp lẫn ngư dân đều có lãi. Nâng giá trị mặt hàng hải sản theo chuỗi được các nhà phân tích thị trường đưa ra nhằm đảm bảo hiệu quả nghề cá. Để làm được điều này, nhất thiết phải tổ chức lại sản xuất trên biển.
Cùng với chính sách hỗ trợ ngư dân, việc tổ chức sản xuất trên biển hợp lý sẽ thực sự tạo nguồn lực giúp ngư dân, nhất là ngư dân miền trung luôn có mặt trên vùng biển truyền thống cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Related news

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long khuyến cáo các hộ nuôi cá bè ven đầu cồn thuộc ấp An Long, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long gần khu vực cầu Mỹ Thuận cần di dời khẩn cấp các lồng bè để tránh nước lũ từ thượng nguồn đổ về gây thiệt hại.

Theo ông Trần Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) - cá bống bớp đã được huyện xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của nghề nuôi thủy sản tại địa phương. UBND huyện đã hỗ trợ bà con mở rộng diện tích nuôi, thâm canh, đồng thời chỉ đạo xúc tiến xây dựng thương hiệu Cá bống bớp Nghĩa Hưng.

Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, nhưng thời gian qua lĩnh vực kinh tế tập thể (KTTT) của tỉnh từng bước thay đổi diện mạo. Dấu hiệu khởi sắc đáng ghi nhận là những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình mới, hợp tác xã (HTX) điển hình tiên tiến, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Những con số trên đã cho thấy sản lượng thuỷ sản của tỉnh không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo những mô hình sản xuất mới cho nông dân địa phương học tập; xoá đói giảm nghèo.

Qua 25 năm hình thành và phát triển, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò) đã trở thành HTX đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con, đồng thời góp sức xây dựng nông thôn mới của địa phương.