Khẩn cấp phòng chống cúm gia cầm lây sang người

Tại Việt Nam, Bộ Y tế nhận định, nước ta đang trong thời điểm gia tăng số lượng vịt chạy đồng, tái đàn gia cầm nên nguy cơ lây lan virus cúm từ gia cầm sang người và bùng phát thành dịch là rất lớn.
Mới đây, ngày 11/5, tại một hộ gia đình thuộc thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận có ghi nhận ổ dịch cúm A(H5N1) ở gia cầm.
Trước diễn biến khó lường của dịch cúm gia cầm và cảnh báo của Tổ chức WHO, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công điện gửi Sở Y tế Ninh Thuận, đề nghị cơ quan này có biện pháp ứng phó nhanh với sự lây lan của dịch cúm.
Cụ thể, để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người; các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh; điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.
Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch; Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho dịa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương (Đồng Tháp) đã bán cho Công ty TNHH KTC ở TP.Hà Nội với số lượng 10 tấn xoài cát chu Cao Lãnh để Công ty xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Mô hình trồng xen cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê ở Chiềng Ban có nhiều ưu điểm phòng chống sương muối gây hại cho cà phê, tăng năng suất, đồng thời, tận dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tưới ẩm giúp giảm chi phí, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo, với tốc độ xuất khẩu như hiện tại, khả năng thu về 2 tỉ USD từ xuất khẩu trái cây, rau quả trong năm 2015 nằm trong tầm tay.

Trong thời gian qua, bệnh “chổi rồng” trên nhãn, đốm nâu trên thanh long, vàng lá trên cây có múi luôn là nỗi ám ảnh đối với người trồng cây ăn trái.

Trong những năm gần đây, cây thanh long được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình - Cao Bằng), mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao bởi cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.