Khẩn cấp phòng chống cúm gia cầm lây sang người

Tại Việt Nam, Bộ Y tế nhận định, nước ta đang trong thời điểm gia tăng số lượng vịt chạy đồng, tái đàn gia cầm nên nguy cơ lây lan virus cúm từ gia cầm sang người và bùng phát thành dịch là rất lớn.
Mới đây, ngày 11/5, tại một hộ gia đình thuộc thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận có ghi nhận ổ dịch cúm A(H5N1) ở gia cầm.
Trước diễn biến khó lường của dịch cúm gia cầm và cảnh báo của Tổ chức WHO, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công điện gửi Sở Y tế Ninh Thuận, đề nghị cơ quan này có biện pháp ứng phó nhanh với sự lây lan của dịch cúm.
Cụ thể, để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người; các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh; điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.
Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch; Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho dịa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Related news

Với giống bò cái vàng Việt Nam hiện có tại địa phương, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn đã tiến hành lai tạo với các giống thuộc nhóm bò Zêbu, Redsind và Brahman bằng cách truyền tinh nhân tạo. Nhận thấy được hiệu quả từ việc ứng dụng truyền tinh nhân tạo ở bò, nhiều hộ chăn nuôi, mà nhất là vùng Gò Nổi đã tích cực tham gia chương trình này. Theo đó, các giống bò hiện được lai tạo nhiều gồm có giống bò Brahman, Droughmaster và Limousine.

Hiện nay, giá heo tăng mạnh, ngành chức năng phát hiện một số chủ trang trại đưa chất cấm vào thức ăn nhằm thúc heo "siêu nạc" trong giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng.

Ông Đỗ Thanh Huy, Trạm trưởng Trạm Thú y Bảo Thắng cho biết, hiện cơ quan này bố trí 1 máy phun thuốc và lượng hóa chất cần thiết để duy trì chế độ phun tiêu độc, khử trùng tại trang trại nuôi chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Huy Ích, thôn Phú Cường II.

Cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp bón phân phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. Đồng thời trả lời các thắc mắc của người dân về cách phòng trị bệnh chết nhanh, héo rũ, tuyến trùng rễ, cải tạo đất ở những vườn tiêu bị chết…

Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.