Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai Phá Thị Trường Sữa Tươi

Khai Phá Thị Trường Sữa Tươi
Ngày đăng: 13/12/2013

Nhiều DN sữa tại Việt Nam đang hướng tới phân khúc sữa tươi, hiện mới chiếm 30% tổng thị trường sữa nước, đạt mức 200.000 tấn, trị giá 6.000 tỷ đồng trong năm 2013. Nhưng đây cũng là phân khúc kén nhà đầu tư từ phát triển vùng nguyên liệu, đến công nghệ chế biến.

Hiện trên thị trường Việt Nam có 4 đơn vị nổi bật trong sản xuất kinh doanh sữa tươi là Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk, Sữa quốc tế IDP. Đây là những đơn vị khá mạnh về tiềm lực kinh tế. Điển hình như TH True Milk được biết đến là đơn vị thuộc vào diện nổi bật của ngành sữa tươi cũng cần lưng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD cho dự án sữa tươi sạch. Sau 2 năm hoạt động, dự án đã đem về cho Tập đoàn TH khoảng 3.000 tỷ đồng và kỳ vọng đến năm 2015 doanh thu này sẽ tăng gấp 3 lần.

Điều đó cho thấy tiềm năng của phân khúc sữa tươi ở Việt Nam là rất lớn nhưng không dễ đón nhận nếu các doanh nghiệp yếu về tiềm lực tài chính cũng như hạn chế về mặt ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi bò sữa.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), nhu cầu sữa tươi tăng cao, tạo động lực để nhiều công ty sữa triển khai chương trình phát triển vùng nguyên liệu, mở rộng cơ sở chế biến sữa, góp phần đưa ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, và cần được “chăm sóc” căn cơ hơn.

Cụ thể là quy hoạch lại vùng chăn nuôi bò sữa theo hướng quy mô công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu chọn tạo giống bò cao sản ở các vùng tập trung có tiềm năng về đất đai và vệ sinh phòng bệnh tốt. Cùng với đó là thiết lập hệ thống quản lý được hệ thống giống bò. Xây dựng các tiêu chuẩn giám định chọn lọc giống bò sữa, chọn lọc cá thể; nghiên cứu chế biến thức ăn bằng cách sử dụng hợp lý các phụ phẩm công- nông nghiệp...

Để có một cơ cấu giá khách quan cho người chăn nuôi không bị thua lỗ, đồng thời nhà máy chế biến cũng mua được giá hợp lý nhất, ông Dương đề nghị hình thành Ủy ban Sữa Quốc gia bao gồm đại diện người sản xuất sữa, nhà chế biến sữa, Hội người tiêu dùng và đại diện cơ quan của Chính phủ.

Thị trường rộng nhưng lại kén nhà đầu tư là đặc điểm của ngành sữa nước hiện nay. Để phát triển được nguồn nguyên liệu sữa tươi chất lượng thì Việt Nam phải phát triển được ngành chăn nuôi bò sữa theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Sự chủ động của doanh nghiệp xây dựng thị trường cần đồng hành với những chính sách từ gốc như chiến lược chăn nuôi bò sữa cho đến cơ chế giám sát chất lượng sữa và giá sữa trên thị trường. Đây cũng là lối mở duy nhất để doanh nghiệp và người chăn nuôi cùng có sự phát triển bền vững.

Thị trường sữa Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng khi bình quân sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước trên đầu người hiện nay là 4,2 kg (chiếm khoảng 26% tổng lượng sữa tiêu dùng hằng năm). Sản phẩm sữa dạng nước (sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên tiệt trùng) tiêu thụ ở Việt Nam hiện là 15 lít/người/năm, trong khi mức tiêu thụ sữa bình quân của châu Á khoảng 35 lít/người/năm.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Mô Hình "Chung Cư Lợn" 40 Tỷ Đồng Ở

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

29/04/2013
Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

12/11/2012
Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên) Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên)

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.

02/05/2013
Mô Hình Ương Cua Bột Lên Cua Giống Biển Trong Ao Vùng Triều Ở Quảng Ngãi Mô Hình Ương Cua Bột Lên Cua Giống Biển Trong Ao Vùng Triều Ở Quảng Ngãi

Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.

13/11/2012
Ước Sản Lượng Khoai Lang Cả Năm Đạt 75.000 Tấn Ở Châu Thành (Đồng Tháp) Ước Sản Lượng Khoai Lang Cả Năm Đạt 75.000 Tấn Ở Châu Thành (Đồng Tháp)

Vụ đông xuân và hè thu năm 2013, toàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) xuống giống được 3.687ha hoa màu, trong đó nhiều nhất là khoai lang với diện tích 2.180ha, chiếm gần 60% diện tích hoa màu toàn huyện, cao hơn cùng kỳ năm 2012 là 136ha.

02/05/2013