Cùng Nông Dân Làm Giàu

Năng động, sáng tạo sản xuất ra những sản phẩm tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu - đó là điểm dễ nhận thấy của nhiều ND trong phong trào ND thi đua SXKD giỏi TP.Hà Nội, giai đoạn 2009-2011.
Thành công này có đóng góp không nhỏ của các cấp Hội Nông dân ở thành phố.
Nhạy bén với thị trường
Nhiều người biết ông Lê Đức Giáp, xã Cao Viên (Thanh Oai) là người nhạy bén với thị trường. Năm 2001, ông Giáp mạnh dạn chuyển đổi 5 sào đất lúa sang trồng 700 cây cam Canh. Chỉ hơn 1 năm, ông thu hoạch 3 tấn quả, trừ chi phí lãi trên 60 triệu đồng. Khi thị trường xuất hiện nhu cầu, ông bắt tay ngay vào làm cam Canh, bưởi Diễn cảnh. Năm 2008, ông mày mò ghép nhiều loại quả trên 1 cây. Việc ghép “ngũ quả” trên 1 cây đã giúp cây cảnh có múi của ông tăng giá trị cũng như doanh thu.
Trên địa bàn thủ đô, chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi sản xuất nhằm tăng giá trị thu nhập đã xuất hiện ngày càng nhiều các gia trại, trang trại. Điển hình là trang trại của gia đình anh Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long, xã Hoà Lâm (Ứng Hoà). Với 4 mẫu chuyển đổi từ ruộng trũng sang làm trang trại nuôi cá, nuôi vịt ấp trứng, năm 2011 doanh thu của gia đình anh hơn 3 tỷ đồng. “Dồn điền đổi thửa làm trang trại đa canh đã tạo động lực cho ND huy động công sức, tiền vốn để đầu tư phát triển sản xuất”- anh Thắng lý giải.
Bà Dương Thị Hằng- Phó Chủ tịch Hội ND TP. Hà Nội cho biết, thủ đô là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn; có nhiều trung tâm khoa học kỹ thuật; tập trung nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng; các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng được tăng cường. Những lợi thế đó đã và đang thúc đẩy phong trào ND thi đua SXKD giỏi phát triển theo hướng tăng cả về lượng và chất, các hộ ND có thu nhập cao ngày càng nhiều. Điển hình như ông Nguyễn Gia Sự, ở xã Thuần Mỹ (Ba Vì), với diện tích trang trại hơn 1,1ha nuôi cá, ba ba, gà thịt đạt doanh thu hơn 3 tỷ đồng/năm...
Hỗ trợ ND làm giàu
Bên cạnh sản phẩm của các làng nghề truyền thống, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư sản xuất những mặt hàng mới, sản phẩm mới. Nghề làm chỉ, dây giày, nhãn mác các loại của hộ ông Triệu Khắc Thuỷ, xã Tân Triều (Thanh Trì) là một ví dụ. Với nghề này, năm 2011, doanh thu của gia đình ông đạt hơn nửa tỷ đồng. Cơ sở của ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 40-50 lao động.
Phong trào ND SXKD giỏi đã xuất hiện nhiều hộ nghèo vượt khó. Như gia đình chị Đào Thị Thiện, xã Quang Tiến, khởi đầu nghề trồng nấm năm 2006 với 10 triệu đồng, trong đó 8 triệu đồng vay Ngân hàng CSXH qua Tổ Tiết kiệm và Vay vốn của Hội ND. Đến nay chị đã có 400m2 nhà xưởng, sản xuất hàng chục tấn nấm các loại/năm...
Theo ông Trịnh Thế Khiết- Chủ tịch Hội ND Hà Nội, giai đoạn 2009-2011, phong trào ND SXKD giỏi tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực từ cấp uỷ, chính quyền và Hội ND các cấp. Đó là thành phố liên tục trích ngân sách bổ sung tăng trưởng Quỹ HTND. Hiện, Quỹ HTND thành phố có hơn 277 tỷ đồng. Hoạt động phối hợp giữa Hội ND và các ngành, đơn vị, doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ ND, như khuyến nông, khuyến công; cung ứng vật tư phân bón; hỗ trợ vay vốn; dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển rất mạnh ở Cần Thơ, tập trung ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Ông Nguyễn Hữu Huynh, ở P. Thới Hòa, Q. Ô Môn cho biết, với 2 ha mặt nước ruộng chuyên nuôi tôm luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng. Lợi nhuận nuôi tôm càng xanh gấp đôi trồng lúa. Ngoài ra, mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa, tăng năng suất lúa, đồng thời giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi. Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

Sau nhiều năm làm ruộng, chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả, anh Phạm Văn Muôn (nông dân khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.