Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm
Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.
Khai thác kiểu hủy diệt
Để thực hiện Chỉ thị số 01, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành văn bản chỉ đạo và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản. Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền nên việc khai thác hủy diệt thủy sản đã giảm rõ rệt, tai nạn về điện do sử dụng không an toàn trong khai thác cũng không còn.
Theo thống kê, đến nay ngành chức năng đã xử lý hơn 3.000 trường hợp vi phạm và tịch thu nhiều phương tiện khai thác hủy diệt thủy sản bằng xung điện. Tuy nhiên, việc xử lý trên chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, và tình trạng này vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều nơi.
Ở vùng chuyên lúa phía Bắc Quốc lộ 1A (thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai), nhiều người dân xem việc xiệc cá không chỉ để cải thiện bữa ăn, mà còn tạo thêm thu nhập. Vào mùa mưa, nhiều người dùng bình điện để xiệc cá trên những cánh đồng và các kênh thủy lợi. Ông N.V.T - một người chuyên xiệc cá ở xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Lợi) nói: “Người không biết xiệc mới sợ điện giật, chớ tôi xiệc cá cả chục năm nay có bị gì đâu”. Sau đó, ông đưa đôi thanh tre được mắc điện ở hai đầu chạm vào nhau, cứ sau tiếng lách chách là có đến hàng chục con cá lớn và hàng trăm con cá nhỏ khác nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mỗi đợt xiệc điện, hàng ngàn con cá đã “chết yểu” khi chưa kịp lớn.
Cấm vẫn sử dụng
Việc cấm sử dụng xung điện trong khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm, nhưng vẫn chưa thể giải quyết đứt điểm. Vấn nạn này không phải ngành Nông nghiệp và các địa phương không biết, nhưng đôi lúc việc thực hiện chỉ thị trên chỉ áp dụng đối với những người xiệc cá ở các kênh rạch, còn trong thu hoạch thì gần như không thể.
Bằng chứng là trong thu hoạch tôm càng xanh, hiện nay, nông dân vẫn phải sử dụng bình xiệc điện là chính. Ông D.H.N (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân) cho rằng: “Khi thu hoạch tôm càng xanh, cách hiệu quả nhất là dùng xiệc điện để bắt tôm. Vì nếu dùng lưới hay đặt lú để bắt sẽ làm tôm bị gãy càng, bán không được giá. Mặt khác, tôm nằm trong các hốc, trũng thì lưới không thể bắt được, mà phải dùng xiệc điện để tôm nhảy ra”. Có người còn sử dụng cả hóa chất (thuốc trừ sâu) gây sốc làm tôm nhảy lên để thu hoạch.
Thực trạng là thế, nhưng nông dân vẫn sử dụng phương pháp thu hoạch tôm càng xanh bằng cách xiệc điện.
Với những bất cập như hiện nay, ngành quản lý cần có giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thiết thực hơn.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 19-8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký Quyết định số 1451/QĐ-TTg cấp bổ sung kinh phí bù hạt giống cây trồng dự trữ quốc gia. Theo đó, bổ sung 149 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách T.Ư năm 2014 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù 4.040 tấn hạt giống lúa, 353 tấn hạt giống ngô và 110 tấn hạt giống rau đưa vào dự trữ quốc gia.
Đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện có gần 3,1 triệu con, giảm 5,54% (tương đương 181.280 con) so với tháng 4/2014. Trong đó, đàn gà giảm 4,02% (tương đương 44.600 con); đàn vịt giảm 6,88% (giảm 140.270 con). Đàn gia cầm giảm do người chăn nuôi sợ dịch bệnh, nhất là các hộ nuôi vịt thời vụ cũng giảm mạnh do không có đồng để nuôi thả vịt chạy đàn.
Theo tin từ Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An, từ ngày 26/8/2014, Công ty NT Vegetable - Nhật Bản bắt đầu chuyến công tác trực tiếp sang Việt Nam và sẽ tiến hành khảo sát về sản phẩm gừng sản xuất trên địa bàn huyện Tương Dương và Kỳ Sơn - tỉnh Nghệ An. Đây là một trong những cơ hội quan trọng để củ gừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thể phát huy giá trị kinh tế.
Thiên nhiên vốn ưu đãi cho TP Hải Phòng là tổ hợp tài nguyên, môi trường phong phú, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. Song khu vực này đang chịu tác động từ nhiều phía, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, làm hạn chế sự phát triển của ngành thủy sản thành phố cảng.
Năng suất lúa của Cà Mau trong những năm gần đây đã được nâng lên, đó là nhờ vào sự thay đổi giống lúa có chất lượng, cho năng suất cao. Tuy nhiên, không ít hộ dân còn chạy theo tiêu chí “hàng ngoại tốt hơn hàng nội”, từ đó họ phải trả thêm một phần “chi phí ảo” cho loại giống này.