Tin Vui Cho Người Nuôi Thỏ

Cty Dược phẩm Nippon Zoki (Nhật Bản) vừa khởi công xây dựng nhà máy "Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam" tại Quế Võ (Bắc Ninh) với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD. Dự kiến năm 2014 sẽ hoàn thành, công suất chế biến 2 triệu con thỏ/năm.
Hiện nay ở các các tỉnh phía Bắc, thỏ được coi là vật nuôi mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân. Theo thống kê, hiện đàn thỏ nước ta khoảng 4 triệu con, chủ yếu là giống thỏ Newzealand, cho sản lượng thịt từ 2.500- 2.600 tấn/năm.
Ông Đinh Văn Bình, phụ trách trại giống thỏ Việt Nhật- Ninh Bình cho biết: Thỏ là loài vật dễ nuôi, vốn đầu tư thấp, quay vòng nhanh, phù hợp điều kiện chăn nuôi nông hộ. Có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho thỏ. Một năm thỏ có thể đẻ 6- 7 lứa, mỗi lứa 6- 7 con. Sau ba tháng nuôi đạt trọng lượng 2,5- 3 kg. Lông và da thỏ có thể để làm áo, mũ, đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị lớn trong tiêu dùng và XK...
Tuy nhiên, theo ông Bình, việc nuôi thỏ hiện nay mang tính tự phát. Nhu cầu dùng thịt thỏ làm thực phẩm chưa được phổ biến, khiến việc tiêu thụ khó khăn. Trại giống thỏ Newzealand Việt Nhật- Ninh Bình được coi là lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 20 ha, trong đó 4 ha nuôi tập trung với tổng đàn thỏ hơn 10.000 con. Ngoài cung cấp giống cho người dân, trại còn bao tiêu sản phẩm cho người chăn nuôi. Dự kiến mỗi ngày thu gom và giết mổ 200- 300 con thỏ, cung cấp thịt cho các nhà hàng, khách sạn...
“Chúng tôi đã tổ chức thu gom thỏ bằng cách đưa xe ô tô lưu động đến tận nhà dân, mua với giá cao hơn thị trường (65.000 đồng/kg). Sau đó sản phẩm chuyển đến nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI sản xuất thuốc Newtropin (chữa bệnh trầm cảm) và một số loại thuốc khác, tạo đầu ra thuận lợi cho người nuôi thỏ trong nước". ông Bình nói.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 10 ngày, 8 công đất trồng 450 cây mãng cầu xiêm ghép bình bát (còn gọi là cây mãng cầu rừng) của anh Nguyễn Văn Nghĩa (Bảy Nghĩa), ở ấp 1, xã Phú Vang, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho trái bán được hơn 10 triệu đồng. Trái mãng cầu xiêm bán tại vườn giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội đồng khoa học nhằm tổng kết, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện.

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) là đơn vị chuyển giao công nghệ cho đơn vị chức năng ở địa phương để triển khai dự án xây dựng mô hình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và trồng thâm canh chuối già lùn tại Bình Thuận.

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có khoảng 30ha rừng mỡ bị sâu ong gây hại, tập trung ở các thôn Bản Rạo (xã Xuất Hóa); thôn Nà Ỏi, Bản Bung (xã Dương Quang); Nà Chom, Khau Pút (xã Nông Thượng) và gần đây nhất là ở tổ 18, phường Sông Cầu.

Tại Hội thảo “Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong thời kỳ suy thoái kinh tế” do Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch-Đầu tư) tổ chức vừa qua, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, nhận định, dù tỉnh có nhiều lợi thế nhưng cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện nên các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản.