Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang)

Các học viên khi tham gia lớp học sẽ được học miễn phí, được cấp tài liệu, tập, viết học tập theo chi phí Nhà nước hỗ trợ.
Thời gian học trong 17 ngày, bắt đầu từ ngày 18/6/2015. Các học viên sẽ được giáo viên hướng dẫn kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh trong ao đất, cách chăm sóc nuôi dưỡng tôm, chọn giống, thức ăn; hướng dẫn cách làm ao nuôi; biện pháp phòng và điều trị các bệnh thường xảy ra trên tôm càng xanh như: Tôm bị đóng rong, tôm bị đen mang… Cuối khóa học, các học viên sẽ được kiểm tra và được Trung tâm giống thủy sản An Giang cấp chứng chỉ nghề.
Việc mở lớp dạy nghề nhằm thực hiện tốt đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp các hộ nuôi tôm trang bị thêm những kiến thức khoa học kỹ thuật, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi thuỷ sản ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với nghề chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, sức đề kháng tốt, mỗi năm thu gần 10 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 1,6 - 1,8 tỷ đồng.

Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.

Nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm "3 trăng" này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước...

Những ngày theo chân thợ lấy mật ong rừng ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), tôi vỡ ra nhiều điều thú vị của cái nghề thu “lộc rừng” này.

Những ngày cuối tháng 8.2015, người dân xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) hồ hởi đón nhận tin vui: Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của TP.Hà Nội đã rà soát, đánh giá và chấm điểm gần tuyệt đối cho Vĩnh Quỳnh, đạt 98/100 điểm.