Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Xuống Giống Hành Tím Sớm Vụ Đông Xuân Năm 2014
Mặc dù chưa vào vụ sản xuất hành tím chính vụ, nhưng thời điểm này, bà con nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại tất bật chuẩn bị gieo trồng hành tím sớm vụ Đông Xuân năm 2014, với mong muốn bán được giá cao.
Theo số liệu từ trung tuần tháng 10 đến nay, nông dân trong thị xã đã xuống trên 100 ha hành tím sớm, rải rác ở một số địa phương như phường 2, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Lai Hòa; trong đó, Vĩnh Phước xuống giống nhiều nhất trên 80 ha. Ngoài các địa phương nói trên thì một số hộ xuống giống vào cuối tháng 9/2014, đến nay hành đã gần 1 tháng tuổi, với hi vọng hành bán được giá cao khi thu hoạch.
Theo kinh nghiệm, thì năm nào bà con trồng hành tím sớm cũng bán được giá cao hơn rất nhiều so với trồng hành chính vụ. Tuy nhiên trồng hành tím sớm chỉ có một số địa phương có đất cao mới trồng được. Hiện UBND các địa phương đang tích cực vận động bà con có diện tích trồng hành tím sớm tiếp tục xuống giống.
Ông Lý Manl - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 2, thị xã Vĩnh Châu cho biết, tổng diện tích của phường 2 về màu hơn 1.000 ha, nhưng từ đầu năm đến nay, UBND phường chỉ đạo nông dân cải tạo đất, nâng cao mặt bằng để làm sao trong năm 2014 này vận động nhân dân trồng hành tím trước thời vụ để tránh tình trạng khi vào vụ chính thì hành rớt giá, nên tuyên truyền cho dân làm sao trồng được diện tích hành sớm thật nhiều.
Tính trong tháng 10 này, tổng diện tích đã xuống trên 10 ha; UBND phường sẽ vận động thêm và chỉ đạo để rút nước sớm cho bà con xuống giống sớm hơn mọi năm.
Để hành tím phát triển bền vững, UBND phường tuyên truyền nhân dân nên có ý thức trong vấn đề trồng hành, nhất là trồng theo mô hình GlobanGAP để hạn chế thuốc sâu.
Theo ngành chuyên môn, hiện nay với tình hình thời tiết thay đổi thất thường dễ gây bệnh cháy lá trên hành như: Bệnh thối củ, đốm lá... do đó ngành chuyên môn cũng thường xuyên xuống địa bàn hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để có biện pháp xử lý kịp thời, không làm ảnh hưởng đến diện tích hành.
Theo Kỹ sư Nguyễn Hữu Thành - Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Vĩnh Châu cho biết, trồng hành nên chú ý vấn đề sâu bệnh, đối với sâu hại là sâu xanh da láng gây hại rất nặng, chính vì vậy, bà con cần phải thường xuyên đi thăm đồng và đặc biệt là diệt ngay ổ trứng từ ban đầu; phân biệt được hai loại bệnh thối lá và thối củ, thối gốc, hai loại bệnh này do nấm và vi khuẩn nên bà con sử dụng các loại thuốc phòng trị theo nguyên tắc bón đúng và đạt hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài cánh đồng lúa Hè thu ở khu vực 2, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, đang xuất hiện một vài trường hợp khá hy hữu. Khi mà ruộng đến ngày thu hoạch bỗng nhiên trên bông lúa vàng đâm chồi xanh mướt, hoặc hạt nứt vỏ lộ cả phần gạo trắng phía bên trong.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương là chủ trương lớn của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) sau khi tái lập huyện.
Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).
Rau muống là loại rau khá dễ trồng và thị trường có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn nên thời gian qua nhiều nông dân chuyên canh trồng rau muống trên địa bàn TP Cần Thơ đã có được thu nhập khá từ loại cây trồng này.
Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất cà phê Việt Nam” do tập đoàn Nestlé phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ trị giá 2 triệu EUR đã hỗ trợ hiệu quả cho 50.000 nông hộ trồng cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng).