Khắc Phục Thiệt Hại Sau Lũ
Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.
Theo thống kê của Trung tâm, khoảng 9.000 bịch nấm linh chi, 60.000 cây giống lâm nghiệp, cây hoa chuẩn bị Tết, nhiều chậu giống hoa đầu dòng bị ngập nước; hàng tấn chế phẩm vi sinh, 20 tấn nguyên liệu trồng nấm linh chi, nấm sò cũng bị ngập nước, hư hại. Ngoài ra, nước ngập xung quanh hệ thống phòng cấy mô, môi trường ẩm thấp gây nguy cơ nhiễm bệnh cho hàng trăm bình giống gốc lưu trữ các loại cây cấy mô (bạch đàn, keo lai, các loại hoa phong lan, hoa cúc, mía, chuối cao sản…). Ước tính, thiệt hại hơn 500 triệu đồng.
Hiện nay, tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm, nước vẫn chưa rút hết, Trung tâm đang huy động nhân lực để thống kê mức thiệt hại và tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả sau lũ. Ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định, cho biết: “Hầu như tất cả các giống cây cấy mô, các giống hoa phục vụ Tết và mô hình trồng nấm linh chi đều bị thiệt hại hoàn toàn. Tuy nhiên, điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là nguy cơ nhiễm và lây lan bệnh cho hàng trăm bình giống gốc cây cấy mô còn lại. Vì vậy, thiệt hại vẫn chưa thể tính hết được. Hiện tại, Trung tâm đang tiến hành rửa bùn, dọn dẹp, rải vôi khử trùng, phun thuốc phòng ngừa bệnh cho cây, sửa chữa lò hấp và các thiết bị cần thiết khác để nhanh chóng hoạt động trở lại”.
Có thể bạn quan tâm
Với gần 4 ngàn hécta, mía là một trong những cây trồng có diện tích lớn của Đồng Nai. Nhưng vài năm trở lại đây, nông dân kém mặn mà với cây mía vì hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi nông dân loay hoay với bài toán tìm cây trồng hiệu quả hơn, thì các nhà máy chế biến đường lại lo vì thiếu nguyên liệu sản xuất.
Cuối cùng thì cây mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cũng vượt qua những áp lực lớn về giá tiêu thụ, về sự bùng phát của nghề nuôi tôm thẻ, để tiếp tục duy trì diện tích gieo trồng gần 8.000ha ở niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, về lâu dài, cây mía có còn là cây trồng chủ lực trên đất cù lao hay không vẫn chưa có câu trả lời.
Những ngày qua, vụ mùa nuôi tôm chân trắng ở thôn Trường Định bắt đầu thu hoạch. Tại đây có 23 hộ nuôi trên diện tích 15,25 ha, thu về 58,9 tấn tôm. Khác với cảnh mặc ai nấy bán ở những vùng chăn nuôi khác, tại thôn đã thành lập Chi hội nuôi tôm nhằm thống nhất giá, đảm bảo quyền lợi cho hội viên. Với mức giá tôm thương phẩm 125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, người nuôi tôm lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí.
Một số ngư dân trên sông Vàm Nao vui mừng vì vừa đánh bắt được cá bông lau loại lớn, bình quân mỗi con cân nặng từ 8 - 9kg, bán 320.000 đồng/kg, thu được từ 2,5 – 2,8 triệu đồng/con. Theo ngư dân Trần Văn Chiến (xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới - An Giang), đây là cá nền (cá còn sót lại sau mùa vụ đánh bắt kéo dài trên 4 tháng) nên đa phần cá rất lớn.
Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.