Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khắc phục lúa ngộ độc hữu cơ

Khắc phục lúa ngộ độc hữu cơ
Ngày đăng: 20/11/2015

Nguyên nhân: Do đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí ức chế sự hô hấp của rễ lúa.

Thường là do nông dân SX liên tục trên một thửa ruộng, rơm rạ của vụ trước bị vùi trong đất phân hủy trong điều kiện yếm khí tiết ra các chất độc gây hại cho lúa vụ sau (các chất độc hữu cơ đó là phenolic, hydro sulfic, khí metan, các axit hữu cơ làm tăng độ chua của đất).

Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, đất ruộng có thành phần cơ giới nặng, đất không được phơi ải, đất ngập nước thường xuyên, đất còn lẫn rơm rạ chưa phân hủy…

Triệu chứng: Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, lá có khuynh hướng dựng đứng.

Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh.

Dù có bón phân đầy đủ lúa vẫn không xanh.

Nếu không kịp chữa trị, lúa sẽ lụi dần và chết.

Hiện tượng này thường xảy ra khi lúa được 15 - 30 ngày tuổi sau khi sạ cấy.

Biện pháp khắc phục: Khi thấy cây lúa có hiện tượng trên, bà con nông dân cần ngưng bón phân urê, DAP hoặc NPK ngay, vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại, khả năng hấp thu dinh dưỡng trong đất kém.

Để khắc phục tình trạng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ và giúp lúa phục hồi chức năng của bộ rễ cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Từ 10 - 20 ngày sau khi sạ, nếu thấy chóp lá lúa bị vàng hoặc đỏ, nhỗ lúa để quan sát rễ.

Thấy rễ thối đen thì phải tháo cạn nước trong ruộng ra, đánh rảnh để tháo thật hết nước nơi trũng nhằm loại bỏ các khí độc, chất độc đang có trong nước.

Cho nước mới ngoài kênh rạch vào ruộng.

Bước 2: Bón 5 kg phân Calcium Nitrate cho 1 công đất (1.000 m2) để nhanh chóng nâng cao độ pH của đất, trung hòa các axit hữu cơ… giúp bộ rễ lúa thoát khỏi tình trạng ngộ độc và kích thích tế bào phát triển dài ra.

Sau khi bón Calcium Nitrate khoảng 5 ngày nên thay nước mới để xả các chất độc còn tồn lại trong nước.

Ngoài việc mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hạn chế thiệt hại khi cây lúa bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ nói riêng, các loại phân trên còn được ứng dụng rộng rãi trong SX nông nghiệp nói chung, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Phân bón gốc Calcium Nitrate có chứa 15,5% chất đạm và 26,5% chất Canxi ở dạng hoà tan nhanh (CaO) nên có tác dụng giải độc nhanh và tốt hơn so với phương pháp bón vôi thông thường.

Bước 3: Để giúp bộ rễ mau phục hồi, cũng như cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa sinh trưởng trong thời gian chưa ra rễ mới, bà con cần kịp thời phun thêm phân bón lá cao cấp Poly-feed 19-19-19 hai lần cách nhau 5-7 ngày với liều lượng 60-80 gr cho bình máy 25 lít nước.

Phun 1,5 bình cho 1.000 m2 vào lúc trời mát.

Phân Poly-feed 19-19-19 là loại phân bón lá rất cao cấp vì có chứa đầy đủ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N = 19%, P2O5 = 19%, K2O = 19%) và 6 loại vi lượng thiết yếu là Cu, Fe, Zn, Mn, B và Mo.

Sau khi phun phân bón lá 5-7 ngày, nhỗ bụi lúa lên quan sát, nếu thấy các rễ trắng xuất hiện tức là bộ rễ lúa đã phục hồi, cây lúa đã vượt qua tình trạng bị ngộ độc hữu cơ.

Lúc này cần bón thêm phân DAP hoặc phân hỗn hợp NPK để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu của cây lúa.

Ngoài ra, bà con cũng có thể áp dụng cách khắc phục lúa ngộc độc hữu cơ cho trường hợp lúa bị ngộ độc phèn (rễ có màu nâu, lúa sinh trưởng còi cọc, thường xảy ra vào vụ HT hàng năm do nắng hạn và thiếu nước, đất bị xì phèn).

Hai sản phẩm phân bón Calcium Nitrate, Poly-feed 19-19-19 được SX i Cy Haifa của Israel, do Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) phân phối, được nhiều bà con nông dân sử dụng.


Có thể bạn quan tâm

Rau Muống Giúp Nông Dân Làm Giàu Rau Muống Giúp Nông Dân Làm Giàu

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.

03/06/2013
Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Bước Đệm Quan Trọng Trong Quy Hoạch Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Bước Đệm Quan Trọng Trong Quy Hoạch

Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.

29/08/2013
Đàn Gà “Vàng” Của Anh Dục Đàn Gà “Vàng” Của Anh Dục

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

04/06/2013
Chọn Lực Đẩy Từ Cây, Con Đặc Sản Chọn Lực Đẩy Từ Cây, Con Đặc Sản

Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.

29/08/2013
Những Con Bò Xóa Nghèo Từ Dự Án Heifer Ở Bến Tre Những Con Bò Xóa Nghèo Từ Dự Án Heifer Ở Bến Tre

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).

18/10/2012