Khắc phục lúa ngộ độc hữu cơ
Nguyên nhân: Do đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí ức chế sự hô hấp của rễ lúa.
Thường là do nông dân SX liên tục trên một thửa ruộng, rơm rạ của vụ trước bị vùi trong đất phân hủy trong điều kiện yếm khí tiết ra các chất độc gây hại cho lúa vụ sau (các chất độc hữu cơ đó là phenolic, hydro sulfic, khí metan, các axit hữu cơ làm tăng độ chua của đất).
Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, đất ruộng có thành phần cơ giới nặng, đất không được phơi ải, đất ngập nước thường xuyên, đất còn lẫn rơm rạ chưa phân hủy…
Triệu chứng: Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, lá có khuynh hướng dựng đứng.
Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh.
Dù có bón phân đầy đủ lúa vẫn không xanh.
Nếu không kịp chữa trị, lúa sẽ lụi dần và chết.
Hiện tượng này thường xảy ra khi lúa được 15 - 30 ngày tuổi sau khi sạ cấy.
Biện pháp khắc phục: Khi thấy cây lúa có hiện tượng trên, bà con nông dân cần ngưng bón phân urê, DAP hoặc NPK ngay, vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại, khả năng hấp thu dinh dưỡng trong đất kém.
Để khắc phục tình trạng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ và giúp lúa phục hồi chức năng của bộ rễ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Từ 10 - 20 ngày sau khi sạ, nếu thấy chóp lá lúa bị vàng hoặc đỏ, nhỗ lúa để quan sát rễ.
Thấy rễ thối đen thì phải tháo cạn nước trong ruộng ra, đánh rảnh để tháo thật hết nước nơi trũng nhằm loại bỏ các khí độc, chất độc đang có trong nước.
Cho nước mới ngoài kênh rạch vào ruộng.
Bước 2: Bón 5 kg phân Calcium Nitrate cho 1 công đất (1.000 m2) để nhanh chóng nâng cao độ pH của đất, trung hòa các axit hữu cơ… giúp bộ rễ lúa thoát khỏi tình trạng ngộ độc và kích thích tế bào phát triển dài ra.
Sau khi bón Calcium Nitrate khoảng 5 ngày nên thay nước mới để xả các chất độc còn tồn lại trong nước.
Ngoài việc mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hạn chế thiệt hại khi cây lúa bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ nói riêng, các loại phân trên còn được ứng dụng rộng rãi trong SX nông nghiệp nói chung, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
Phân bón gốc Calcium Nitrate có chứa 15,5% chất đạm và 26,5% chất Canxi ở dạng hoà tan nhanh (CaO) nên có tác dụng giải độc nhanh và tốt hơn so với phương pháp bón vôi thông thường.
Bước 3: Để giúp bộ rễ mau phục hồi, cũng như cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa sinh trưởng trong thời gian chưa ra rễ mới, bà con cần kịp thời phun thêm phân bón lá cao cấp Poly-feed 19-19-19 hai lần cách nhau 5-7 ngày với liều lượng 60-80 gr cho bình máy 25 lít nước.
Phun 1,5 bình cho 1.000 m2 vào lúc trời mát.
Phân Poly-feed 19-19-19 là loại phân bón lá rất cao cấp vì có chứa đầy đủ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N = 19%, P2O5 = 19%, K2O = 19%) và 6 loại vi lượng thiết yếu là Cu, Fe, Zn, Mn, B và Mo.
Sau khi phun phân bón lá 5-7 ngày, nhỗ bụi lúa lên quan sát, nếu thấy các rễ trắng xuất hiện tức là bộ rễ lúa đã phục hồi, cây lúa đã vượt qua tình trạng bị ngộ độc hữu cơ.
Lúc này cần bón thêm phân DAP hoặc phân hỗn hợp NPK để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu của cây lúa.
Ngoài ra, bà con cũng có thể áp dụng cách khắc phục lúa ngộc độc hữu cơ cho trường hợp lúa bị ngộ độc phèn (rễ có màu nâu, lúa sinh trưởng còi cọc, thường xảy ra vào vụ HT hàng năm do nắng hạn và thiếu nước, đất bị xì phèn).
Hai sản phẩm phân bón Calcium Nitrate, Poly-feed 19-19-19 được SX i Cy Haifa của Israel, do Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) phân phối, được nhiều bà con nông dân sử dụng.
Related news
Để thúc đẩy nền nông nghiệp huyện nhà phát triển theo hướng bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kbang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân trên địa bàn huyện, tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.
Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.
Ông Nguyễn Duy Lâm, Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, tỉnh Bình Định đã quyết định loại 4 tàu cá của ông La Tình, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn ra khỏi mô hình khai thác, thu mua xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) theo chuỗi, đồng thời thu hồi 4 bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã lắp đặt trên 4 tàu cá của ngư dân này.