Khá Lên Nhờ Nuôi Bò

Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Toàn xã Long Khánh A hiện có trên 2.000 con bò, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2012. Theo đó, một số hộ chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa màu để tận dụng phụ phẩm chăn nuôi bò.
Anh Phạm Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Long Khánh A cho biết: "Có khoảng 600 lao động tại địa phương tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình khi tham gia vào mô hình chăn nuôi bò. Ban đầu chỉ có 1 ấp nuôi, đến nay người dân đã nuôi rải rác tại 6 ấp trong xã...".
Hộ anh Huỳnh Tiến Dũng ngụ ấp Long Thạnh A có hoàn cảnh khó khăn do ít đất ruộng, thu nhập bấp bênh. Năm 2000, anh mua 2 con bò về nuôi, ngày ngày vợ chồng và các con của anh dành thời gian cắt cỏ cho bò ăn. Không phụ công người chăm sóc, đàn bò phát triển tốt. Từ 2 con đầu tiên, đến nay anh đang nuôi 16 con bò. Anh Dũng cho biết, mỗi năm anh kiếm được 60 triệu đồng từ tiền bán bò. Nhờ chăn nuôi bò mà anh đã xây được nhà tường kiên cố.
Tạo điều kiện cho người dân nuôi bò hiệu quả, UBND xã Long Khánh A phối hợp với Ban Thú y xã hướng dẫn thêm cho người dân cách phòng, chống dịch bệnh. Xét đề nghị hỗ trợ vốn vay phát triển mô hình. Từ đầu năm 2013 đến nay, từ nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, UBND xã phối hợp với các ngành liên quan xét vay cho 18 hộ, trong đó có 11 hộ chăn nuôi bò, với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng, đa số hộ vay đều sử dụng đồng vốn hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Đến vùng cao Ba Tơ, nhắc đến cây tiêu người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ba Lế, bởi đây là đặc sản nổi tiếng một thời.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang vừa có thông báo về việc khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa, ứng phó trước, trong và sau mùa lũ để bảo vệ vườn cây ăn trái, tránh thất thoát cho nhà vườn.

Từ năm 2011 đến nay, bệnh đốm nâu xuất hiện và gây hại mạnh trên thanh long. Những tháng qua, bệnh tiếp tục lan trên diện rộng, làm thiệt hại lớn cho nhà vườn.

Do nằm ở khu vực địa hình thấp, trũng, tiêu thoát nước khó khăn nên trong đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có nhiều diện tích canh tác nông nghiệp bị thiệt hại, trong đó 100% diện tích trồng cây vải chín sớm, bị ngập úng.

Ông Nguyễn Văn Hồng, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được nhiều người biết đến nhờ mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm cho lợi nhuận cao, kinh tế đi vào ổn định, gia đình ấm no, hạnh phúc.