Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ Nuôi Bò

Khá Lên Nhờ Nuôi Bò
Publish date: Thursday. August 22nd, 2013

Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

Toàn xã Long Khánh A hiện có trên 2.000 con bò, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2012. Theo đó, một số hộ chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa màu để tận dụng phụ phẩm chăn nuôi bò.

Anh Phạm Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Long Khánh A cho biết: "Có khoảng 600 lao động tại địa phương tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình khi tham gia vào mô hình chăn nuôi bò. Ban đầu chỉ có 1 ấp nuôi, đến nay người dân đã nuôi rải rác tại 6 ấp trong xã...".

Hộ anh Huỳnh Tiến Dũng ngụ ấp Long Thạnh A có hoàn cảnh khó khăn do ít đất ruộng, thu nhập bấp bênh. Năm 2000, anh mua 2 con bò về nuôi, ngày ngày vợ chồng và các con của anh dành thời gian cắt cỏ cho bò ăn. Không phụ công người chăm sóc, đàn bò phát triển tốt. Từ 2 con đầu tiên, đến nay anh đang nuôi 16 con bò. Anh Dũng cho biết, mỗi năm anh kiếm được 60 triệu đồng từ tiền bán bò. Nhờ chăn nuôi bò mà anh đã xây được nhà tường kiên cố.

Tạo điều kiện cho người dân nuôi bò hiệu quả, UBND xã Long Khánh A phối hợp với Ban Thú y xã hướng dẫn thêm cho người dân cách phòng, chống dịch bệnh. Xét đề nghị hỗ trợ vốn vay phát triển mô hình. Từ đầu năm 2013 đến nay, từ nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, UBND xã phối hợp với các ngành liên quan xét vay cho 18 hộ, trong đó có 11 hộ chăn nuôi bò, với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng, đa số hộ vay đều sử dụng đồng vốn hiệu quả.


Related news

Bát Xát (Lào Cai) Trồng 50 Ha Lúa Mỳ Vụ Đông Bát Xát (Lào Cai) Trồng 50 Ha Lúa Mỳ Vụ Đông

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.

Monday. February 2nd, 2015
Người Đầu Tiên Trồng Cây Dược Liệu Ở Tràng Lương (Quảng Ninh) Người Đầu Tiên Trồng Cây Dược Liệu Ở Tràng Lương (Quảng Ninh)

Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Monday. February 2nd, 2015
Phù Cát (Bình Định) Cân Nhắc Với Cây Tiêu Phù Cát (Bình Định) Cân Nhắc Với Cây Tiêu

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cây tiêu có mặt trên địa bàn huyện cách đây hơn chục năm, do một số người dân xã Cát Sơn trồng tự phát trên cây rừng, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên năng suất không cao. Gần đây, giá tiêu khá cao, 120 - 150 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng tiêu ở Phù Cát được đẩy mạnh.

Monday. February 2nd, 2015
Làm Giàu Từ Vườn Cà Phê Già Cỗi Làm Giàu Từ Vườn Cà Phê Già Cỗi

Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.

Monday. February 2nd, 2015
Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg

Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...

Monday. February 2nd, 2015