Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long

Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long
Ngày đăng: 20/06/2012

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm. Năm 2008, sau khi tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, ông Tiến đã quyết định chọn cây thanh long làm cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Ban đầu do ít vốn nên ông chỉ đầu tư 500 trụ thanh long ruột trắng. Một năm sau, vườn thanh long đã cho gia đình ông những đợt quả đầu tiên. Rất may vào thời điểm đó thanh long được giá, vụ nào ông cũng bán với giá từ 12 - 17 ngàn đồng/kg. Bước sang năm thứ 2, ông Tiến đã thu hồi được vốn đầu tư.

Đến năm 2010, khi đã có nguồn vốn kha khá, ông Tiến mạnh dạn đầu tư trồng tiếp 700 trụ thanh long ruột đỏ. Theo ông Tiến, mỗi hécta trồng được khoảng 1.000 trụ, đối với giống thanh long ruột trắng chi phí đầu tư đến khi thu hoạch khoảng 150 ngàn đồng/trụ, còn thanh long ruột đỏ khoảng 300 ngàn đồng/trụ. Khi cây đã cho thu hoạch thì các chi phí đầu tư tiếp theo không đáng kể.

Ông Tiến cho biết thêm thanh long có họ xương rồng nên thích hợp trên các loại đất cát, đất xám bạc màu, công đầu tư ít, giá trị kinh tế lại cao. Mỗi kg thanh long ruột trắng hiện tại có giá 10 - 12 ngàn đồng/kg, thanh long ruột đỏ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Trung bình mỗi hécta thanh long ngoài 3 năm tuổi có năng suất trên 60 tấn/hécta. Do vậy, chỉ với 500 trụ thanh long ruột trắng và 700 trụ thanh long ruột đỏ mỗi năm mang về cho gia đình ông Tiến từ 600 - 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Với thành công đó, gia đình ông Tiến đang tiếp tục nhân giống để chuyển đổi 5 sào đất điều còn lại sang trồng cây thanh long.

Có thể bạn quan tâm

Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

14/08/2013
100% Diện Tích Lúa Thu Hoạch Bằng Máy Gặt Đập Liên Hợp 100% Diện Tích Lúa Thu Hoạch Bằng Máy Gặt Đập Liên Hợp

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.

14/08/2013
Nuôi Hải Sâm - Nghề Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Hải Sâm - Nghề Cho Hiệu Quả Cao

Hải sâm là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt.

04/07/2013
Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Trồng Rau Ngót Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Trồng Rau Ngót

Không chỉ là nguồn thực phẩm tốt cho sức khoẻ con người và là bài thuốc quý mà rau ngót còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

14/08/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Sủ Đất Tại Cẩm Phả Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Sủ Đất Tại Cẩm Phả

Từ ngày 26-29/6/2013, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sủ đất cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cấp tỉnh. Học viên đến từ các tỉnh/thành phố có lợi thế phát triển về ngư nghiệp như: Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa.

05/07/2013