Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Ở Na Hang

Kết Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Ở Na Hang
Ngày đăng: 16/05/2012

Thực hiện Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP), năm 2011 Chi cục Thủy sản tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm” tại xã Năng Khả, huyện Na Hang với diện tích 0,5 ha, số lượng cá giống thả nuôi là 10.000 con, có 10 hộ gia đình tham gia. Sau 5 tháng thực hiện mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra hướng làm kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở Na Hang.

Chi cục Thuỷ sản đã lựa chọn các hộ gia đình có đủ điều kiện về diện tích ao nuôi và chủ động được nguồn nước để tham gia mô hình; đồng thời tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, chăm sóc, phòng trị một số loại bệnh cho cá... Bên cạnh đó, các hộ tham gia mô hình còn được hỗ trợ 100% giống, thức ăn, thuốc phòng và điều trị bệnh cho cá.

Sau 5 tháng triển khai thực hiện, hầu hết cá nuôi tại các hộ tham gia mô hình đều đã cho thu hoạch. Năng suất trung bình đạt 7 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 3,5 tấn.

Anh Phạm Mạnh Thông – Cán bộ Chi cục Thuỷ sản cho biết: Trong quá trình thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm, cho thấy cá không bị mắc dịch, bệnh; tăng trọng bình quân từ 2 – 2,5 g/con/ngày, tuy nhiên do thực hiện mô hình vào cuối năm thời tiết lạnh nên cá kém ăn và chậm lớn…

Gia đình anh Ma Văn Hưng ở thôn Nà Khá, xã Năng Khả, bắt đầu thực hiện mô hình này từ tháng 10/2011, với diện tích ao nuôi là 500 m2, mật độ thả 2 con/m2, tổng số giống cá rô phi đơn tính được thả là 1.000 con. Theo anh Hưng, ban đầu thực hiện mô hình, anh cũng e ngại vì từ trước đến nay gia đình chỉ nuôi cá trắm, mè, trôi, chép, chưa nuôi cá rô phi đơn tính bao giờ nên chưa biết hiệu quả ra sao. Sau khi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và qua thực tế cho thấy, cá rô phi đơn tính dễ nuôi, giá bán cao. Sau 5 tháng nuôi, anh đã thu về được 370 kg cá rô phi đơn tính, với giá thị trường hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh thu lãi trên 5 triệu đồng.

Từ thành công bước đầu của mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm ở xã Năng Khả, trong thời gian tới để nhân mô hình ra diện rộng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi thì các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm tạo điều kiện về giống, vốn và đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho nông dân. Đồng thời cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hộ sản xuất để cung cấp con giống, tiêu thụ sản phẩm./.

Có thể bạn quan tâm

Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả

Bên cạnh thế mạnh về thủy sản, thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) còn chú trọng phát triển đàn vật nuôi, nhất là nuôi bò, nuôi dê sinh sản, giúp cải thiện cuộc sống người dân.

25/07/2015
Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp

Vùng cực nam Trung Bộ vừa trải qua một vụ nóng hạn tồi tệ. Cuộc sống con người bị chao đảo vì thiếu nước. Những cánh đồng nứt nẻ, cây trồng héo khô. Nhiều đàn gia súc ốm o, xơ xác vì khát. Những hình ảnh này gợi lên suy nghĩ về nhu cầu khẩn thiết là nước ngọt cho chăn nuôi.

25/07/2015
Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa

Không chỉ mất cân đối về quy hoạch giữa nguồn lương thực xuất khẩu và nguồn nguyên liệu chăn nuôi trong nước, gây những xáo trộn mà những quan sát mới nhất từ các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vị thế cây lúa đã qua “thời gái son”, không chỉ thị trường xuất khẩu co hẹp mà còn đang làm sụt giảm đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp...

25/07/2015
Ngành chăn nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn Ngành chăn nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn

Những năm qua, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều hướng người chăn nuôi sản xuất theo hướng tập trung, chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ vẫn duy trì và hằng năm cung ứng một sản lượng không nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT khẳng định tiếp tục bám sát mục tiêu đề ra, song vẫn có những hỗ trợ cần thiết cho chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

25/07/2015
Một số điều lưu ý về chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản Một số điều lưu ý về chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thích hợp vào nuôi thủy sản ngày càng phát triển tích cực, đặc biệt là việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học vì giúp nâng cao sức tăng trưởng, đề kháng của tôm, cá và hạn chế việc lưu tồn mầm bệnh trong nước, giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường.

25/07/2015