Đưa Vào Sử Dụng Máy Cuốn Rơm Đầu Tiên Trong Tỉnh Bình Định

Ngày 26.4, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Bình Định và đại diện của Tổ chức SNV (Hà Lan) đã bàn giao và trình diễn mô hình máy cuốn rơm cho HTXNN Phước Hưng, huyện Tuy Phước.
Đây là chiếc máy cuốn rơm đầu tiên ở tỉnh Bình Định và là 1 trong 4 hợp phần của dự án “Gieo hạt Giống Thay Đổi: Giảm thiểu biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững” do SNV phối hợp cùng Sở NN&PTNT Bình Định thực hiện.
Trong số trị giá 150 triệu đồng kinh phí mua sắm chiếc máy kể trên, SNV hỗ trợ 42%, Trung tâm KN&KN tỉnh hỗ trợ 28%, phần còn lại do HTXNN Phước Hưng đầu tư. Được biết, một cuộn rơm sau khi máy cuốn xong và tự động nhả ra có đường kính 500mm, dài 700mm, trọng lượng bình quân từ 13kg đến 15kg rơm khô, rất dễ vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản.
Có thể bạn quan tâm

Bưởi da xanh và bưởi năm roi rất phù hợp với vùng đất thổ nhưỡng ở đây, năng suất bình quân đạt 18 tấn/ha. Với giá cao và ổn định như thời điểm hiện nay, sau khi trừ chi phí, người trồng bưởi thu lãi khoảng 300 triệu đồng/ha.

Bằng quyết tâm của mình, anh Võ Viết Dũng (xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên đói nghèo, và giờ đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Để giúp hội viên có vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, Hội ND xã Quy Đức, huyện Bình Chánh đã vận động các hộ trồng lan thành lập tổ hợp tác (THT).

Ngày 11/11/2011, Nghiệp đoàn khai thác hải sản Bình Hưng 3 (Phan Thiết, Bình Thuận) ra đời trên cơ sở Tổ hợp tác sản xuất trên biển số 3 trước đây, thu hút 121 đoàn viên của năm tàu đánh bắt xa bờ, công suất mỗi chiếc trên 300 CV. Tổng Liên đoàn Lao động VN đã hỗ trợ 100 triệu đồng cho mô hình này của Bình Thuận.

Ngày 19/8, Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.