Bắc Hà (Lào Cai) Trồng Thử Nghiệm 3 Ha Cây Sơn Tra
Sau hơn một năm trồng thử nghiệm 3 ha cây sơn tra, theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà (Lào Cai), loài cây này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, phát triển tốt và có nhiều triển vọng giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo.
Đề tài “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng thâm canh đa mục đích cây sơn tra” do UBND tỉnh phê duyệt ngày 2/12/2011, giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì thực hiện tại xã Tà Chải, huyện Bắc Hà. Tổng diện tích trồng thử nghiệm là 3ha, theo hình thức trồng tập trung và phân tán.
Thời điểm mới trồng, cây chỉ cao khoảng 30 cm, sau hơn một năm, đến nay cây có chiều cao trung bình khoảng 2,5 m, tán rộng khoảng 3 m.
Theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà, cây dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Đặc biệt, cây sơn tra có khả năng chịu hạn tốt và có tuổi thọ cao. Do vậy, loại cây này có thể đưa vào trồng thay thế cây lâm nghiệp, có tác dụng phòng hộ tốt.
Cây sơn tra cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trên thị trường, mỗi kg quả sơn tra có giá khoảng 30.000 đồng. Nếu mô hình này được nhân rộng, sẽ góp phần giúp nhân dân trên địa bàn huyện xóa đói, giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, tình trạng khai thác thủy sản ven bờ bằng tàu có công suất nhỏ đã làm nguồn lợi thủy sản vùng biển Tây Nam (ở địa bàn 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) bị suy giảm nghiêm trọng. Hệ sinh thái thủy sản ven bờ sẽ tiếp tục cạn kiệt nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ.
Ông Phan Văn Binh, Bí thư Đảng ủy xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), cho biết: Năm nay mùa cá cơm săn đến sớm hơn mọi năm nên trong những ngày qua cá cơm săn xuất hiện nhiều trên vùng biển ven bờ xã đảo Nhơn Châu và có khoảng 250 hộ dân đang tập trung khai thác loại hải sản này. Sau một đêm, mỗi hộ đánh bắt được 50 - 70kg, có hộ trúng đậm trên 100kg nên ngư dân có được một khoảng thu nhập khá từ việc đánh bắt cá cơm săn.
Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thủy sản. Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh ta đã và đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô, diện tích và sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn về diện tích, tạo ra sản phẩm thủy sản tập trung, có giá trị kinh tế và xuất khẩu.
Do tình hình nắng hạn gay gắt, các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng. Ở góc độ khoa học kỹ thuật, xin nêu mấy yếu tố có thể tạo thành công mà người nuôi tôm nào cũng cần phải xem xét, đối chiếu lại hiện trạng và điều kiện thực tế của mình, xem đã có cái gì, thiếu cái gì.
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ nay đến năm 2020, tỉnh triển khai thực hiện 9 dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.