Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Lúa - Cá Ở Hoa Lư (Ninh Bình)

Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.
Mặt khác, vụ lúa mùa bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ; sâu bệnh, dịch hại phát triển mạnh đối với cây lúa, vì vậy hiệu quả của cây lúa mang lại thấp. Xuất phát từ thực tế trên Phòng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn huyện đã đề xuất xây dựng mô hình lúa- cá (nuôi cá rô đồng) tại HTX nông nghiệp Chi Phong. Phòng Nông Ngiệp & PTNT huyện đã tiến hành khảo sát chọn hộ, chọn điểm và được 3 hộ tham gia với tổng diện tích 12,85 ha tại HTX nông nghiệp Chi Phong, xã Trường Yên.
Phòng cũng đã hỗ trợ con giống cho các hộ tham gia mô hình với số lượng 13.550 con cá rô đồng giống, 49.800 con cá chép giống, 49.800 con cá trắm cỏ giống; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ về quy trình kỹ thuật nuôi cá rô đồng từ khâu cải tạo ao, thả giống, chăm sóc, quản lý ao nuôi và theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để có cơ sở tổng kết đánh giá.
Ông Trần Nhật Thinh là 1 trong 3 hộ tham gia mô hình cho biết: Khu đồng Thửa Từ (HTX Chi Phong-Trường Yên) có diện tích khoảng 11 ha. ở vùng ruộng này, cấy lúa trong vụ mùa kém hiệu quả do sâu bệnh và chuột phá hoại, lại rất dễ bị úng ngập do mưa bão. Vì vậy, những hộ dân có ruộng ở đây đến vụ mùa thường bỏ hoang, không cấy.
Thực hiện đề án của huyện, đến vụ mùa gia đình đăng ký thầu thả cá, trả cho các hộ có ruộng ở đây 90.000 đồng/sào và đến vụ đông xuân thì trả lại ruộng. Sản lượng cá thu được khoảng trên 3 tấn (trong đó có 1 tấn là giống cá rô). Với giá bán tại thị trường hiện nay, mô hình cho lãi khoảng gần trăm triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Duy Quang, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Đồng ruộng huyện Hoa Lư không bằng phẳng và đồng đều, có nhiều diện tích nằm xen kẹp hoặc bị núi non bao bọc xung quanh. ở những diện tích như vậy, cấy lúa trong vụ mùa năng rất thấp (vài chục kg/sào), thậm trí có nơi, có vụ mất trắng.
Trước tình hình như vây, Huyện đã có chủ trương cho chuyển đổi sang mô hình canh tác lúa-cá (cấy lúa ở vụ đông xuân, thả cá trong vụ mùa), nhằm nâng cao giá trị/ha canh tác, góp phần vào việc xây dựng thành công Nông thôn mới ở các địa phương. Mô hình ở HTX Chi Phong (Trường Yên) đã cho thấy hiệu quả rõ nét.
Trong các năm tới, huyện khuyến khích các xã có những khu đồng, vùng ruộng như vậy thực hiện chuyển mô hình canh tác, nhất là ở các xã: Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Thắng là những nơi có nhiều diện tích cấy lúa hiệu quả thấp.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm: Thỏ, cá, chim bồ câu, lợn và dê nên nhiều năm nay gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, khu Đầu, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi vịt trời lấy thịt và trứng tuy còn mới mẻ nhưng đã mang lại thu nhập khá, ổn định cho bà con nông dân một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Rheo thông tin của Chi cục Thú y tỉnh Long An, trong gần 1 tháng qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện 2 ổ dịch heo tai xanh tại huyện Thủ Thừa và Châu Thành với số heo mắc bệnh là 70 con, số heo chết là 25 con, số heo tiêu hủy là 36 con.

Hiện nay, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh An Giang được các thương lái thu mua từ 3,8 – 4 triệu đồng/tạ.

“Nuôi heo không dễ chút nào, nhưng nếu có lòng kiên trì, cố gắng tìm tòi học hỏi, tổ chức nuôi khoa học, bài bản thì nhất định sẽ... có lãi lớn”. Đó là khẳng định của ông Ngô Hữu Chánh, thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi).