Kết Quả Bước Đầu Của Đề Án Phát Triển Cây Chanh Leo
Trong vụ Xuân 2014, UBND tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) ký kết hợp đồng triển khai trồng 60 ha cây chanh leo tại 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình.
Trong đó huyện Vị Xuyên trồng 50 ha và được triển khai trồng tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc; huyện Bắc Quang triển khai 5 ha tại xã Vĩnh Phúc với 16 hộ tham gia và huyện Quang Bình trồng 5 ha tại xã Tiên Nguyên 1,0 ha (với 3 hộ tham gia) và thị trấn Yên Bình 4,0 ha (với 24 hộ tham gia). Thời điểm triển khai trồng chanh leo từ đầu tháng 3/2014.
Cho đến cuối tháng 7/2014, các diện tích trồng chanh leo đã cho quả đạt kích thước từ 3,5 – 4 cm; khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng 8/2014, cây chanh leo sẽ bước vào giai đoạn chín và cho thu hoạch.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, năng suất chanh leo tại các mô hình của 3 huyện ước đạt từ 50 – 55 tấn/ha. Theo hợp đồng, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Đồng Giao sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá tối thiểu từ 5.000 đồng/kg trở lên thì thu nhập của người nông dân sẽ đạt từ 250 - 275 triệu đồng/ha; sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi từ 140 – 150 triệu đồng/ha.
Từ thực tiễn trong vụ Xuân 2014 cho thấy, cây chanh leo phát triển khá tốt trong điều kiện thời tiết và đất đai tại 3 huyện triển khai Đề án; cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và sâu bệnh hại thấp; nhiều cây có tỷ lệ đậu quả cao, từ 6 – 7 quả/cây. Đây chính là cơ sở để UBND tỉnh Hà Giang triển khai mở rộng diện tích cây chanh leo trên địa bàn của 3 huyện thực hiện Đề án và các huyện khác trên địa bàn của tỉnh.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên (là huyện có diện tích trồng chanh leo lớn nhất tỉnh): Với đặc thù là huyện dựa chủ yếu vào sản suất nông lâm nghiệp, đối với Đề án cây chanh leo sẽ là một bước tiến mang tính đột phá trong sản suất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Bên cạnh đó, Đề án cây chanh leo sẽ là một nền tảng quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Vị Xuyên khi triển khai phát triển cây chanh leo.
Hy vọng trong những năm tới, từ những thành công bước đầu, cây chanh leo sẽ được tiếp tục mở rộng diện tích trên địa bàn tại các huyện của Hà Giang. Và sự thành công bước đầu của Đề án cây chanh leo trên địa bàn Hà Giang chính là cơ sở góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và là nền tảng quan trọng thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, giá dừa trái tại tỉnh này dao động từ 65.000 đồng đến 80.000 đồng/chục/12 trái. Dừa uống nước có giá từ 40.000 - 45.000đồng/chục. Dừa xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá mạnh năm 2014.
Đây là lần đầu tiên giống dừa dứa được trồng thành công tại Quảng Ngãi. Với hiệu quả về kinh tế, cây dừa dứa mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các vùng ven sông, ven biển trong tỉnh.
Ông Sáu chia sẻ, gia đình ông canh tác 4.000 m2 bưởi da xanh chuyên canh, trong những ngày qua thu hoạch khoảng 500 kg, bán giá 50.000 đồng/kg, thu lãi 25 triệu đồng. Lứa bưởi tết sắp tới, dự kiến ông thu hoạch khoảng 1,5 tấn, thu lời gần 75 triệu đồng. Nhờ cây bưởi da xanh, gia đình ông có cái tết đầm ấm.
Đồng Nai có hơn 7 ngàn hécta trồng chuối các loại. Đứng đầu là huyện Thống Nhất với gần 3.300 hécta. Năm 1014 là năm rất khó khăn của nông dân trồng chuối, đặc biệt chuối bơm khi giá liên tục rớt vì đầu ra sản phẩm chế biến gặp khó khăn.
Thời gian qua, nông dân tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ đã phát triển trồng dưa hấu quanh năm. Tuy nhiên, vụ dưa hấu Tết được nhiều nông dân tăng diện tích trồng và phát triển đa dạng nhiều giống dưa để đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Vào dịp Tết, ngoài cần một lượng lớn dưa hấu để ăn, nhiều người dân còn có nhu cầu tìm mua các loại dưa hấu có hình dáng đẹp, nhất là dưa hấu trái tròn để phục vụ chưng Tết.