Kết Quả Bước Đầu Của Đề Án Phát Triển Cây Chanh Leo
Trong vụ Xuân 2014, UBND tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) ký kết hợp đồng triển khai trồng 60 ha cây chanh leo tại 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình.
Trong đó huyện Vị Xuyên trồng 50 ha và được triển khai trồng tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc; huyện Bắc Quang triển khai 5 ha tại xã Vĩnh Phúc với 16 hộ tham gia và huyện Quang Bình trồng 5 ha tại xã Tiên Nguyên 1,0 ha (với 3 hộ tham gia) và thị trấn Yên Bình 4,0 ha (với 24 hộ tham gia). Thời điểm triển khai trồng chanh leo từ đầu tháng 3/2014.
Cho đến cuối tháng 7/2014, các diện tích trồng chanh leo đã cho quả đạt kích thước từ 3,5 – 4 cm; khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng 8/2014, cây chanh leo sẽ bước vào giai đoạn chín và cho thu hoạch.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, năng suất chanh leo tại các mô hình của 3 huyện ước đạt từ 50 – 55 tấn/ha. Theo hợp đồng, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Đồng Giao sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá tối thiểu từ 5.000 đồng/kg trở lên thì thu nhập của người nông dân sẽ đạt từ 250 - 275 triệu đồng/ha; sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi từ 140 – 150 triệu đồng/ha.
Từ thực tiễn trong vụ Xuân 2014 cho thấy, cây chanh leo phát triển khá tốt trong điều kiện thời tiết và đất đai tại 3 huyện triển khai Đề án; cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và sâu bệnh hại thấp; nhiều cây có tỷ lệ đậu quả cao, từ 6 – 7 quả/cây. Đây chính là cơ sở để UBND tỉnh Hà Giang triển khai mở rộng diện tích cây chanh leo trên địa bàn của 3 huyện thực hiện Đề án và các huyện khác trên địa bàn của tỉnh.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên (là huyện có diện tích trồng chanh leo lớn nhất tỉnh): Với đặc thù là huyện dựa chủ yếu vào sản suất nông lâm nghiệp, đối với Đề án cây chanh leo sẽ là một bước tiến mang tính đột phá trong sản suất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Bên cạnh đó, Đề án cây chanh leo sẽ là một nền tảng quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Vị Xuyên khi triển khai phát triển cây chanh leo.
Hy vọng trong những năm tới, từ những thành công bước đầu, cây chanh leo sẽ được tiếp tục mở rộng diện tích trên địa bàn tại các huyện của Hà Giang. Và sự thành công bước đầu của Đề án cây chanh leo trên địa bàn Hà Giang chính là cơ sở góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và là nền tảng quan trọng thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn của tỉnh.
Related news
Đầu vụ tôm năm nay, không ít nông dân ở các vùng nuôi tôm trọng điểm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… phải “treo” đầm vì hết vốn, trong khi nợ ngân hàng, nợ tiền đại lý thức ăn đang bủa vây lấy họ.
Mới đây, Phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo hướng dẫn một số giải pháp nhằm giảm giá thành trong nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh. Hơn 50 nông dân xã Vĩnh Hậu tham dự.
Chiều 3/11, đại diện lãnh đạo UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) tổ chức đối thoại với các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi các dự án nạo vét tại vịnh Cam Ranh.
Ngày 02/11/2015, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” tại mô hình nông dân tham gia trong dự án.
Sau gần 2 tháng thả nuôi 87.600 con hàu đơn Thái Bình Dương tại xã Xuân Hải, xã An Ninh Đông với mật độ thả bình quân 120 con/lồng, mới đây, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên kiểm tra số hàu này và nhận thấy hàu phát triển bình thường, tỉ lệ sống cao.