Kéo giảm hơn 50ha chôm chôm bệnh chổi rồng
Diện tích chôm chôm chổi rồng giảm là nhờ ngành chuyên môn đã tích cực hướng dẫn nông dân áp dụng các quy trình phòng trị cùng ý thức phòng trị của người dân nên trong thời gian ngắn kéo giảm hơn 50ha.
Nhờ khống chế được dịch bệnh chổi rồng nên trong vụ chôm chôm nghịch vụ vừa qua, Long Hồ (Vĩnh Long) có 160ha chôm chôm cho trái, chiếm 18% diện tích, năng suất bình quân 2,5 tấn/công, cao hơn 0,3 tấn/công. Tổng sản lượng thu hoạch đạt 2.920 tấn.
Tuy nhiên để công tác phòng chống dịch bệnh chổi rồng trên cây chôm chôm mang tính bền vững, nhà vườn cần duy trì một số biện pháp phòng trừ.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...
Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.
Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.
Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.
Đến hết tháng 10, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu là cá, với gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.