Keo chết vì nắng hạn

Chúng tôi theo chân ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - Phó Trưởng Công an kiêm cán bộ lâm nghiệp xã Diên Thọ lên núi Hòn Ngang, nơi xảy ra tình trạng keo chết hàng loạt trong thời gian qua. Dọc con đường mòn từ chân đồi lên sườn núi, qua những đám keo đã bị chết khô, chúng tôi thấy một số người dân đang phát ranh cho rẫy keo của mình để đề phòng cháy rừng.
“Đám keo của tôi đã bị chết lác đác khoảng 30%. Vì keo còn nhỏ, chưa thể bán được nên tôi chỉ còn biết cầu cho trời mưa để cây phục hồi. Nếu một thời gian nữa không có mưa thì chắc cũng chết sạch”, một người dân cho biết. Dừng lại ở một đám keo đã bị chết gần như hoàn toàn, ông Tuấn cho biết, đám keo này là của ông Lưu Văn Sang (thôn Lễ Thạnh), rộng 2ha, đã trồng được 2 năm. Nhìn bao quát khu vực này, chúng tôi chỉ thấy màu xanh của cây bụi thực bì, còn cây keo đều đã bị chết khô, lá rụng trơ cành. Đi ngược lên phía đỉnh núi, chúng tôi còn bắt gặp nhiều đám keo bị chết khô.
Được biết, xã Diên Thọ có 400ha rừng trồng, chủ yếu là cây keo, số ít là xà cừ và bạch đàn; nhưng do ảnh hưởng bởi nắng hạn kéo dài, đã có hơn 30ha keo bị chết khô (tập trung chủ yếu trên núi Hòn Ngang). Thời gian qua, nhiều hộ dân có keo gần và đủ tuổi khai thác bị chết với tỷ lệ nhất định, đã phải bán đổ bán tháo.
Ông Nguyễn Quốc Vinh (thôn Đồng Bé) buồn rầu nói: “Tôi có 5ha keo trên núi Hòn Ngang, phải 1 năm nữa mới đủ tuổi thu hoạch, nhưng vì thấy keo chết nhiều quá, sợ để lâu chết hết nên tôi đã bán hết và chỉ thu được hơn 100 triệu đồng. Tuy thiệt hại nặng, nhưng tôi còn đỡ hơn những hộ khác keo chết nhiều, không bán được đồng nào vì keo còn non”.
Ông Nguyễn Xuân Thọ - Chủ tịch UBND xã Diên Thọ cũng vừa bán 4ha keo chỉ với giá 85 triệu đồng. “Mấy tháng trước, người ta trả mua với giá 230 triệu đồng nhưng tôi không bán. Sau đó, thấy keo chết nhiều quá, tôi đành phải bán tháo chứ nếu để lâu thêm thì chỉ có thể bán củi. Thời gian gần đây, ở xã đã có rất nhiều hộ trồng keo phải bán đổ bán tháo kiểu này”, ông Thọ cho biết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, do nắng hạn kéo dài, ngoài diện tích lớn cây keo bị thiệt hại, một số loại cây ăn quả như chanh, bưởi cũng bị chết hàng loạt và 30ha ruộng tập trung ở thôn Đồng Bé cũng không thể sản xuất vì không có nước.
Có thể bạn quan tâm

Muốn hạn chế tối đa tình trạng chất lượng sản phẩm kém, các hộ nuôi tôm cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng tôm nuôi trước khi thu hoạch, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý có hiệu quả… TSVN xin giới thiệu một số dạng tôm nuôi bị giảm chất lượng thường gặp trước khi thu hoạch

Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam.

Với lợi thế nguồn nguyên liệu rơm rạ dồi dào sẵn có tại địa phương nên nghề trồng nấm rơm của nông dân ở Tiền Giang đã hình thành từ lâu đời và có nhiều thuận lợi. Nghề trồng nấm rơm vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Trước đây, tại các tỉnh vùng ĐBSCL, giá ao nuôi cá tra luôn ở mức rất cao, từ 2- 3 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên gần đây, người nuôi cá tra thua lỗ, lần lượt “treo ao” nên giá ao rớt thê thảm, nhiều nơi kêu bán mà chẳng ai mua.

Tỉnh Quảng Nam đang đồng loạt thả nuôi tôm giống vụ 1 năm 2011. Tuy nhiên, vẫn có không ít hộ dân ở TP.Tam Kỳ và các huyện Núi Thành, Thăng Bình... bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, thả nuôi trước vụ dẫn đến tôm chết hàng loạt