Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Đậu Cove Nâng Cao Thu Nhập

Trồng Đậu Cove Nâng Cao Thu Nhập
Ngày đăng: 19/05/2012

Đậu cove (còn gọi là đậu que) là một trong những loại đậu rau quan trọng vì phân bố rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và tạo ra nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ.

Thân dạng thảo, rễ chính mọc sâu nên cây có khả năng chịu hạn tốt, rễ phụ có nhiều nốt sần chủ yếu tập trung ở độ sâu khoảng 20cm.

Đậu cove là cây trồng chịu ấm nên canh tác được trong điều kiện ấm áp của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đậu không chịu được giá rét.

Đậu trồng quanh năm nhờ có nhiều giống (đậu leo, đậu lùn…). Đậu cove lùn sinh trưởng hữu hạn, thích hợp trồng quanh năm ở vùng cao, giống chịu nóng trồng được vụ đông xuân ở vùng đồng bằng. Giống đậu lùn rất thuận lợi cho việc canh tác ở vùng có gió mạnh, dễ trồng xen với hoa màu khác để tăng thu hoạch trên diện tích hoặc trồng ở những nơi khó khăn về cây làm giàn. Ngược lại đậu, cove leo sinh trưởng vô hạn, thân dài 2,5 - 3m, trong canh tác phải làm giàn.

Khi trồng đậu, phải chọn đất cao, thoát nước tốt, cày bừa kỹ và làm sạch cỏ; những nơi đất thấp hay trồng mùa mưa phải lên líp cao để dễ thoát nước. Nên trồng hàng đơn trên líp, hàng cách hàng từ 1,2 - 1,4m. Trồng hàng đơn đậu cho thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn so với trồng hàng đôi và dễ chăm sóc. Khoảng cách lỗ trên hàng 20 - 25cm, mỗi lỗ để 2 - 3 cây. Mật độ trồng 70.000 - 120.000 cây/ha. Lượng hạt giống gieo 40 - 60kg/ha, khi gieo dùng chày tỉa xăm lỗ hoặc cuốc bổ hốc, gieo xong lấp hột bằng tro trấu. Trồng đậu cove nhất là trong mùa mưa nên phủ đất bằng màng phủ plastic để cây ít bị bệnh và cho năng suất cao.

Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẵn trong đất và nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng. Công thức phân thường dùng cho đậu cove là: N: 120 - 200kg/ha, P2O5: 100 - 150kg/ha, K2O : 80 - 100kg/ha.

Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1ha đậu 800 - 1.000kg phân 16-16-8 hay 200kg urê, 300kg DAP và 150kg KCl, 20 - 25 tấn phân chuồng và 1 - 2 tấn tro trấu.

Sau khi trồng 50 - 55 ngày bắt đầu thu hoạch, lứa đầu trái nhỏ và ít chỉ khoảng 50 - 60kg/ha, lứa 4 - 5 thu rộ, thường cách 1 ngày thu 1 lần. Sau đó cách 2 - 3 ngày thu 1 lần. Có thể thu 10 - 12 lứa tùy theo cách chăm sóc.

Có thể bạn quan tâm

Sản xuất nhãn, tín hiệu vui Sản xuất nhãn, tín hiệu vui

Vừa qua, tại Vĩnh Long, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp cùng Sở NN-PTNT Vĩnh Long tổ chức hội thảo Sơ kết chiến dịch phòng chống bệnh chổi rồng.

11/09/2015
Èo uột rau VietGAP Èo uột rau VietGAP

Mặc dù vùng rau sạch Ninh Đông (TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã được công nhận đủ điều kiện SX nông nghiệp tốt (VietGAP) song vẫn gặp không ít khó khăn, nhất là đầu ra sản phẩm.

11/09/2015
Nuôi nhím hết thời Nuôi nhím hết thời

Nghề nuôi nhím sinh sản một thời hái ra tiền, “một vốn bốn lời”, “buôn tài không bằng xài lông nhím”. Nhà nhà đua nhau nuôi nhím.

11/09/2015
1 sào đậu tương = 3 sào lúa 1 sào đậu tương = 3 sào lúa

Đậu tương vốn là cây trồng tưởng chỉ xuất hiện ở vụ đông nhưng Hà Nội đang đi tiên phong trong phát triển đậu tương hè với năng suất và hiệu quả kinh tế thực sự gây ấn tượng…

11/09/2015
Nhãn chín muộn Hà Nội Nhãn chín muộn Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều giống nhãn muộn nhưng phổ biến là HTM1 (quả méo) và HTM2 (quả tròn) với đặc điểm là quả to, cùi dày, trọng lượng trung bình 50 - 60 quả/kg và chín muộn hơn các giống nhãn khác tới 30 - 45 ngày.

11/09/2015