Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Kiểm Soát Chất Ethoxyquin Trong Sản Phẩm Tôm Việt Nam

Tăng Cường Kiểm Soát Chất Ethoxyquin Trong Sản Phẩm Tôm Việt Nam
Ngày đăng: 10/06/2012

Ngày 25/05/2012, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có Công văn số 55/2012/CV-VASEP gửi Giám đốc các Doanh nghiệp Hội viên VASEP v/v tăng cường kiểm soát chất Ethoxyquin trong sản phẩm tôm Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận được thông tin từ 1 số doanh nghiệp XK tôm và Hội đồng ATTP thủy sản Nhật Bản (MFHC) về việc Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định kiểm tra 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất ETHOXYQUIN với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm, kể từ ngày 18/05/2012.

Nhật Bản sẽ tăng mức kiểm tra lên mức 50 - 100% khi tiếp tục phát hiện dư lượng chất ETHOXYQUIN vượt mức cho phép trong tôm nhập khẩu của Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các Doanh nghiệp xuất khẩu tôm, trong khi chất này được sử dụng khá phổ biến làm chất chống oxy hóa trong sản xuất thức ăn nuôi tôm nói riêng và thức ăn thủy sản nói chung. Văn phòng Hiệp hội đã báo cáo và kiến nghị một số biện pháp cấp bách tới Bộ trưởng Bộ NNPTNT, và sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ và các đối tác tại Nhật Bản để có biện pháp phù hợp trong ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do biện pháp kiểm soát tăng cường trên của CQTQ Nhật Bản.

Để bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản và tránh gây thiệt hại cho các Doanh nghiệp hội viên, Văn phòng Hiệp hội đề nghị các Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, đặc biệt là các Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản:

1. Chủ động bổ sung vào chương trình tự kiểm soát của Doanh nghiệp đối với chất Ethoxyquin.

2. Chủ động cập nhật các thông tin về nguồn lây nhiễm, cách phòng tránh và biện pháp tăng cường kiểm soát từ khâu nguyên liệu đối với chất ETHOXYQUIN.

3. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất ETHOXYQUIN tại Doanh nghiệp trong giai đoạn trước chế biến và truy xuất nguồn gốc.

Có thể bạn quan tâm

An Giang Bảo Tồn Nguồn Gen Động Vật, Thực Vật An Giang Bảo Tồn Nguồn Gen Động Vật, Thực Vật

Tin vui đến với những nông dân (ND) trồng lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn (An Giang), đó là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cam kết bao tiêu toàn bộ lúa mùa nổi do ND sản xuất. Lúa mùa nổi tại An Giang hiện được coi là đặc sản “sạch”, bởi sản phẩm gạo không có dư lượng thuốc trừ sâu.

13/02/2015
Xuất Dự Trữ Quốc Gia Hơn 1.600 Tấn Hạt Giống Xuất Dự Trữ Quốc Gia Hơn 1.600 Tấn Hạt Giống

Cụ thể, CTCP Giống cây trồng Trung ương xuất 790 tấn hạt giống lúa và 190 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng miền Nam xuất 280 tấn hạt giống lúa và 42 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng-vật nuôi Thừa Thiên-Huế xuất 330 tấn hạt giống lúa và 35 tấn hạt giống ngô.

13/02/2015
Mùa Hành Nơi Gió Cát Mùa Hành Nơi Gió Cát

Những ngày giáp tết, ai từng ra Tuy Phong (Bình Thuận) mùa này hẳn sẽ bắt gặp những thửa ruộng hành xanh bạt ngàn, thoai thoải. Không biết từ bao giờ, vị cay nồng của hành củ đỏ đã gắn bó với những thăng trầm của người dân vùng nắng gió Tuy Phong. Tháng chạp… cây hành nở hoa.

13/02/2015
Thanh Hóa Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Mía Nguyên Liệu Thanh Hóa Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Mía Nguyên Liệu

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

13/02/2015
Thái Nguyên Cung Ứng Giống Cho Sản Xuất Vụ Xuân Thái Nguyên Cung Ứng Giống Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Trong cơ chế thị trường, có rất nhiều đơn vị cung ứng giống trên địa bàn tỉnh, như Công ty Giống cây trồng Thái Nguyên, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên, hệ thống kinh doanh cung ứng giống tư nhân trong tỉnh và tỉnh ngoài nên người nông dân có nhiều điều kiện để lựa chọn. Tuy nhiên, lượng giống do các đơn vị, hệ thống kinh doanh… mới chỉ cung ứng được khoảng 1/3 lượng giống cho mỗi mùa vụ, số còn lại người dân tự để giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

13/02/2015