Cách Thức Mới Để Trồng Khoai Tây Cho Hiệu Quả Cao

Phương pháp này được triển khai tại hai xã Thái Giang, huyện Thái Thụy và xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình, phương pháp mới cho phép trồng khoai tây trên tất cả chất đất khác nhau kể cả chân đất thịt nặng.
Nông dân không phải làm đất mà chỉ cần tạo luống rồi tận dụng rơm rạ, mùn, trấu và các sản phẩm thừa của thực vật phủ dầy mặt luống thay vì phải làm đất vun cao luống như cách làm truyền thống.
Cách thức này sẽ giảm được trên 40% ngày công lao động cũng như giảm chi phí vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tận dụng tối đa nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa.
Đặc biệt, trồng khoai tây bằng phương pháp này còn cho năng suất trung bình trên 22 tấn/ha, cao hơn từ 5-10% so với trồng bằng phương pháp truyền thống.
Từ hiệu quả của mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở hai địa phương trên, trong vụ đông năm nay, tỉnh Thái Bình đã kịp thời điều chỉnh cơ cấu cây vụ đông theo hướng mở rộng diện tích cây ưa lạnh, trong đó chủ lực là cây khoai tây với diện tích trên 4.500ha.
Có thể bạn quan tâm

Nghề câu mực khơi từ lâu được xem như một nghề ăn nên làm ra của ngư dân. Thế nhưng, hiện nay tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt đội tàu câu mực khơi đã “giải nghệ”.

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

Vụ tôm sú 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng người dân ở Trà Vinh, Bến Tre vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã cạn vốn.

Nhờ được vay vốn không phải trả lãi, nhiều hộ ND ở Hải Dương đã có điều kiện mua máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp, ô tô tải nhẹ...

Với sự năng động, dám nghĩ dám làm và bằng kiến thức tích lũy được qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Văn Biên ở thôn Bình Tiến, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) đã có một trang trại nuôi ong mật quy mô lớn, đem lại nguồn thu không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.