Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Keo chết vì nắng hạn

Keo chết vì nắng hạn
Publish date: Wednesday. July 8th, 2015

Chúng tôi theo chân ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - Phó Trưởng Công an kiêm cán bộ lâm nghiệp xã Diên Thọ lên núi Hòn Ngang, nơi xảy ra tình trạng keo chết hàng loạt trong thời gian qua. Dọc con đường mòn từ chân đồi lên sườn núi, qua những đám keo đã bị chết khô, chúng tôi thấy một số người dân đang phát ranh cho rẫy keo của mình để đề phòng cháy rừng.

“Đám keo của tôi đã bị chết lác đác khoảng 30%. Vì keo còn nhỏ, chưa thể bán được nên tôi chỉ còn biết cầu cho trời mưa để cây phục hồi. Nếu một thời gian nữa không có mưa thì chắc cũng chết sạch”, một người dân cho biết. Dừng lại ở một đám keo đã bị chết gần như hoàn toàn, ông Tuấn cho biết, đám keo này là của ông Lưu Văn Sang (thôn Lễ Thạnh), rộng 2ha, đã trồng được 2 năm. Nhìn bao quát khu vực này, chúng tôi chỉ thấy màu xanh của cây bụi thực bì, còn cây keo đều đã bị chết khô, lá rụng trơ cành. Đi ngược lên phía đỉnh núi, chúng tôi còn bắt gặp nhiều đám keo bị chết khô.

Được biết, xã Diên Thọ có 400ha rừng trồng, chủ yếu là cây keo, số ít là xà cừ và bạch đàn; nhưng do ảnh hưởng bởi nắng hạn kéo dài, đã có hơn 30ha keo bị chết khô (tập trung chủ yếu trên núi Hòn Ngang). Thời gian qua, nhiều hộ dân có keo gần và đủ tuổi khai thác bị chết với tỷ lệ nhất định, đã phải bán đổ bán tháo.

Ông Nguyễn Quốc Vinh (thôn Đồng Bé) buồn rầu nói: “Tôi có 5ha keo trên núi Hòn Ngang, phải 1 năm nữa mới đủ tuổi thu hoạch, nhưng vì thấy keo chết nhiều quá, sợ để lâu chết hết nên tôi đã bán hết và chỉ thu được hơn 100 triệu đồng. Tuy thiệt hại nặng, nhưng tôi còn đỡ hơn những hộ khác keo chết nhiều, không bán được đồng nào vì keo còn non”.

Ông Nguyễn Xuân Thọ - Chủ tịch UBND xã Diên Thọ cũng vừa bán 4ha keo chỉ với giá 85 triệu đồng. “Mấy tháng trước, người ta trả mua với giá 230 triệu đồng nhưng tôi không bán. Sau đó, thấy keo chết nhiều quá, tôi đành phải bán tháo chứ nếu để lâu thêm thì chỉ có thể bán củi. Thời gian gần đây, ở xã đã có rất nhiều hộ trồng keo phải bán đổ bán tháo kiểu này”, ông Thọ cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do nắng hạn kéo dài, ngoài diện tích lớn cây keo bị thiệt hại, một số loại cây ăn quả như chanh, bưởi cũng bị chết hàng loạt và 30ha ruộng tập trung ở thôn Đồng Bé cũng không thể sản xuất vì không có nước.


Related news

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng” Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng”

Mọi năm, cứ đến mùa vải, cả huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) tấp nập khách thập phương và thương lái đến mua vải. Nhưng năm nay, thị trường quả vải trầm hẳn, nguyên nhân là do mất mùa. Nỗi buồn của người trồng vải ở Hữu Lũng bị nhân đôi bởi không những mất mùa, mà giá vải bán lại thấp. Vải ở Hữu Lũng năm nay chẳng ngọt mà cứ “đắng” dần.

Tuesday. June 19th, 2012
Xuất Khẩu Sang Châu Âu Gặp Khó Xuất Khẩu Sang Châu Âu Gặp Khó

Cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia châu Âu khiến cho ngân hàng ở nhiều nước hạn chế các khoản vay và điều kiện cho vay, nhà nhập khẩu buộc phải cắt giảm đơn hàng, thậm chí đàm phán hạ giá gây ra rất nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Tuesday. August 2nd, 2011
Trà Vinh Đồng Bộ Thực Hiện Các Giải Pháp “Kích Cầu” Cho Trái Dừa Trà Vinh Đồng Bộ Thực Hiện Các Giải Pháp “Kích Cầu” Cho Trái Dừa

Trà Vinh là địa phương có sản lượng dừa đứng thứ hai trong khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Bến Tre), với diện tích trên 14.941 ha và hàng năm cho sản lượng trên 151 triệu trái dừa. Trước tình hình giá dừa đang sụt giảm mạnh trên thị trường, hiện dao động ở mức 11 – 13 ngàn đồng/chục (12 trái); giảm 95 – 100 ngàn đồng/chục so với cùng kỳ tháng 5/2011.

Wednesday. June 20th, 2012
Phương Pháp Mới Trong Đào Tạo Nghề Cho Nông Dân Phương Pháp Mới Trong Đào Tạo Nghề Cho Nông Dân

Dự án Đào tạo nâng cao năng lực kinh tế dựa vào cộng đồng (CB-TREE) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Dự án Thị trường lao động EU/MOLISA/ILO đang triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh có thể là hướng đi phù hợp

Friday. April 1st, 2011
Làm Giàu Nhờ Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ) Làm Giàu Nhờ Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ)

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

Saturday. February 19th, 2011