Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kế Hoạch Hành Động Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản

Kế Hoạch Hành Động Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản
Publish date: Friday. March 14th, 2014

Ngày 12/3/2014, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội thảo.

Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản

Theo quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mục tiêu chính của đề án là phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Để cụ thể hóa các hành động thực hiện tái cơ cấu ngành theo mục tiêu trên, tổ chức lương nông Liên hợp quốc đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng “kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản”. Bản dự thảo kế hoạch cơ bản đã khái quát về thực trạng và tiềm năng ngành thủy sản, đánh giá những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành trong giai đoạn tới, đồng thời đưa ra các hành động cụ thể nhằm đạt các mục tiêu về nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực. Trong đó tập trung vào 3 đối tượng chính là tôm, cá tra đối với nuôi trồng và cá ngừ đối với khai thác.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các chuyên ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại - thị trường. Trong đó nhấn mạnh việc dự thảo cần cụ thể hóa hơn nữa các hành động nhằm vào nội dung đề án và các mục tiêu cụ thể, đưa ra lộ trình để thực hiện tái cơ cấu, phân rõ vai trò của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội, hiệp hội và cộng đồng trong việc triển khai đề án.

Ông Jong-ha Bae cho rằng, cần rà soát, phân tích và đánh giá các chính sách hiện có, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp với các quy định của quốc tế. Trong thời gian tới cần cân nhắc, lựa chọn các lĩnh vực của ngành để tăng cường năng lực về quản lý, thực thi pháp luật cũng như tăng cường năng lực trong sản xuất ngành.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu nhóm tư vấn cần tiếp tục rà soát, đánh giá những điểm mạnh, yếu trong các khâu của chuỗi sản xuất và đề xuất các hành động cụ thể theo từng lĩnh vực ngành, làm rõ khung chính sách đối với thủy sản cho phù hợp với quy định quốc tế. Đưa ra lộ trình cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Dự thảo kế hoạch hành động sẽ tiếp tục được xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, người sản xuất, các hội, hiệp hội…và đặc biệt sẽ được tổ chức xin ý kiến tại “Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược thủy sản và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản” ngày 30/3/2014 trong khuôn khổ Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.Ngày 12/3/2014, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội thảo.

Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản

Theo quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mục tiêu chính của đề án là phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Để cụ thể hóa các hành động thực hiện tái cơ cấu ngành theo mục tiêu trên, tổ chức lương nông Liên hợp quốc đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng “kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản”. Bản dự thảo kế hoạch cơ bản đã khái quát về thực trạng và tiềm năng ngành thủy sản, đánh giá những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành trong giai đoạn tới, đồng thời đưa ra các hành động cụ thể nhằm đạt các mục tiêu về nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực. Trong đó tập trung vào 3 đối tượng chính là tôm, cá tra đối với nuôi trồng và cá ngừ đối với khai thác.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các chuyên ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại - thị trường. Trong đó nhấn mạnh việc dự thảo cần cụ thể hóa hơn nữa các hành động nhằm vào nội dung đề án và các mục tiêu cụ thể, đưa ra lộ trình để thực hiện tái cơ cấu, phân rõ vai trò của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội, hiệp hội và cộng đồng trong việc triển khai đề án.

Ông Jong-ha Bae cho rằng, cần rà soát, phân tích và đánh giá các chính sách hiện có, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp với các quy định của quốc tế. Trong thời gian tới cần cân nhắc, lựa chọn các lĩnh vực của ngành để tăng cường năng lực về quản lý, thực thi pháp luật cũng như tăng cường năng lực trong sản xuất ngành.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu nhóm tư vấn cần tiếp tục rà soát, đánh giá những điểm mạnh, yếu trong các khâu của chuỗi sản xuất và đề xuất các hành động cụ thể theo từng lĩnh vực ngành, làm rõ khung chính sách đối với thủy sản cho phù hợp với quy định quốc tế. Đưa ra lộ trình cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Dự thảo kế hoạch hành động sẽ tiếp tục được xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, người sản xuất, các hội, hiệp hội…và đặc biệt sẽ được tổ chức xin ý kiến tại “Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược thủy sản và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản” ngày 30/3/2014 trong khuôn khổ Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.


Related news

Trang trại kinh tế tiền tỷ Trang trại kinh tế tiền tỷ

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

Monday. April 27th, 2015
Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Monday. April 27th, 2015
Cá nước lạnh “đóng băng” Cá nước lạnh “đóng băng”

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Monday. April 27th, 2015
Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

Monday. April 27th, 2015
Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015 Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

Monday. April 27th, 2015