Jasmine sẽ là thương hiệu gạo Việt Nam

Ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, cho biết xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam không phải là điều dễ dàng, nhưng khi xem xét lại cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua, VFA nhận thấy tỷ lệ gạo thơm của Việt Nam đang chiếm tỷ lệ cao ngày càng cao.
Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, cách tốt nhất là chọn những sản phẩm gạo thơm để làm thương hiệu, và gạo thơm Jasmine là một trong những lựa chọn này.
Theo ông Năng, trước đây, gạo thơm của Việt Nam chỉ có giá khoảng 460 đô la Mỹ/tấn, nhưng trong thời gian qua, giá gạo thơm đang tăng, và doanh nghiệp Việt Nam có thể bán được với giá 600 đô la Mỹ/tấn.
Tuy nhiên, vị chủ tịch VFA cũng thừa nhận, dù Việt Nam đã có quyết định xây dựng thương hiệu gạo nhưng để biến ý tưởng thành hiện thực cũng cần một thời gian dài.
Vì thế, để sản xuất gạo thơm xuất khẩu, điều cần thiết là phải có cánh đồng lớn vì như vậy mới tập trung được một diện tích lớn trồng gạo thơm, chứ không thể phụ thuộc vào người nông dân được.
Ngoài vai trò chủ tịch VFA, ông Năng còn là Tổng giám đốc Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood2).
Vì thế, ông cho biết, trong thời gian tới, Vinafood2 sẽ liên kết với một vài doanh nghiệp để làm cánh đồng mẫu lớn sản xuất gạo thơm xuất khẩu.
Trước đó, có thông tin Vinafood2 sẽ liên kết với Tập đoàn Lộc Trời, trước đây là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, để làm cánh đồng mẫu lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 4,47 triệu tấn gạo, giá trị thu về là 1,92 tỉ đô la Mỹ, giảm hơn 10% về khối lượng và gần 16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu trung bình trong 8 tháng của năm nay là gần 431 đô la Mỹ/tấn, giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam khi chiếm hơn 35% thị phần trong 8 tháng đầu năm.
Có thể bạn quan tâm

Đời sống kinh tế - xã hội của xã Hoành Mô (Bình Liêu, Quảng Ninh) trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm (năm 2011 là 25,28%, đầu năm 2012 là 22,18%, phấn đấu năm 2013 còn khoảng 18%). Mặc dù hiện tại, gần 80% số hộ gia đình ở Hoành Mô có mức sống từ trung bình trở lên nhưng công tác giảm nghèo vẫn luôn được xã chú trọng, coi là một nhiệm vụ trọng tâm. Xã đã đưa nhiều mô hình giảm nghèo, phát triển kinh tế hiệu quả vào sản xuất. Trong đó mô hình nuôi gà Tiên Yên của ông Phan Ngọc Sinh, thôn Đông Thành, xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) là một ví dụ điển hình.

Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.

Trong những ngày đầu tháng 10/2012, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai mô hình thực nghiệm nuôi gà bằng chế phẩm thiên nhiên cho 2 hộ dân thuộc xã Hòa Thành. Số gà được nuôi theo mô hình này là 1.500 con gà Lương Phượng.

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân ngày một nhân rộng. Mô hình này khá đơn giản, không cần nhiều diện tích, tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho bà con mùa lũ.

Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.