Chưa Phát Hiện Tưới Rau Muống Bằng Nhớt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chưa phát hiện hộ nông dân nào dùng nhớt tưới cho rau muống nước trước thông tin đăng trên báo chí cũng như dư luận người tiêu dùng đồn thổi trong thời gian qua.
Ông Lê Minh Dũng, Phó giám đốc sở cho biết Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM, một cơ quan thuộc sở, trong tháng 7 qua đã phối hợp với chính quyền các quận, huyện, phường xã tổ chức 3 đoàn kiểm tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12 và Thủ Đức nhưng chưa phát hiện nông dân dùng nhớt tưới cho rau muống.
Trong công văn gửi UBND TPHCM để báo cáo vụ việc ngày 13-8, sở này cho rằng việc sử dụng dầu nhớt tưới cho rau muống có thể làm thối gốc, gây ra hư hại cho rau muống.
Một kỹ sư trồng trọt nói với TBKTSG Online rằng nếu tưới dầu nhớt cho rau muống nước thì có thể gây hư hại cho rau của chính người nông dân như sở đã nói, còn tưới cho rau muống trồng cạn thì càng thiệt hại nặng hơn cho nhà nông, do rau thúi gốc, vàng lá, chết nhanh.
Song hành với kiểm tra dầu nhớt trong trồng rau muống, cơ quan chức năng cũng lấy 14 mẫu rau muống nước để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng chưa phát hiện trường hợp nào vượt ngưỡng cho phép hay dùng thuốc cấm.
Toàn thành phố hiện nay có 647 héc ta trồng rau muống nước với khoảng 1.000 hộ trồng với diện tích gieo trồng 4.530 héc ta, năng suất 20 tấn/lứa/héc ta, cho sản lượng khoảng 90.600 tấn/năm.
Trong 6 tháng đầu năm nay, cơ quan chuyên môn đã kiểm tra và hướng dẫn 200 hộ dân trồng rau muống, lấ`y 127 mẫu rau muống tại hộ nông dân và 10 mẫu tại các chợ đầu mối để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng chưa phát hiện trường hợp nào vượt ngưỡng cho phép.
Thông tin nông dân trồng rau muống nước dùng dầu nhớt để tưới cho rau xanh tốt, mượt mà đã xuất hiện trong vài năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, mô hình nuôi bò vỗ béo của dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam thông qua Hội Nông dân huyện Tam Nông hoạt động có hiệu quả. Hội Nông dân huyện đang phát huy và nhân rộng, với mức hỗ trợ sẽ được nâng lên nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.

Diện tích tự nhiên hơn 4.800ha, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn có 3.006 hộ với 12.084 khẩu sinh sống ở 22 khu dân cư, trong đó dân tộc Kinh chiếm 48%, Mường 46%, còn lại là dân tộc Dao và dân tộc khác.

Hiện nay ở Sóc Trăng phần lớn diện tích hè thu đang giai đoạn đẻ nhánh. Thời tiết đang tạo điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn bộc phát gây hại trên nhiều ruộng lúa.

Với mục tiêu thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mới đây, Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch hành động với 8 nhiệm vụ cụ thể, trong đó có 6 nội dung sẽ thực hiện trong 2 năm (2014 và 2015) và 2 nội dung được thực hiện hằng năm.