Loài Cây Chống Biến Đổi Khí Hậu, Thêm Thu Nhập
Trồng bần ven sông không chỉ nhằm giúp chắn sóng, giữ đất phù sa bảo vệ diện tích đất chống sạt lở hiệu quả, mà còn giúp cho hàng trăm hộ dân nghèo có thêm thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.
Theo nhận định của sở NNPTNT các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trồng bần ven sông không chỉ nhằm giúp chắn sóng, giữ đất phù sa bảo vệ diện tích đất chống sạt lở hiệu quả, mà còn giúp cho hàng trăm hộ dân nghèo có thêm thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre những năm qua người dân địa phương nơi đây đã bắt tay trồng hàng trăm hecta bần phòng hộ để giữ đê có chiều dài trên 10km. Đây là những hàng bần do người dân trong xã tích cực ra công trồng và chăm sóc đã hàng chục năm nay.
Tại khu vực giáp sông Cổ Chiên thuộc địa bàn xã Cẩm Sơn có gần 400 hộ dân có cuộc sống ổn định từ tiềm năng của bãi bồi. Từ khi hệ sinh thái bần phát triển, nhiều loài cá tôm cũng có nơi trú ngụ và sinh sản dưới những bãi bần tạo điều kiện cho việc đánh bắt tôm cá của người dân ngày càng phong phú.
Ông Năm Long ở xã Cẩm Sơn cho biết: “Nhờ có dải bần, hằng năm, nhiều người địa phương làm nghề đăng lưới, chài cá quanh mé bãi bồi bần ven sông để bắt tôm cá mưu sinh”. Khi chúng tôi hỏi về lợi ích cây bần, nhiều hộ dân sinh sống ở xã Cẩm Sơn phấn khởi cho biết rằng cây bần đem lại nhiều lợi ích hết sức thiết thực.
Từ khi có chương trình trồng cây bần chua ngập mặn chắn sóng, nhiều loài cá, tôm, cua đã đến sinh sống dưới gốc cây bần chua. Cùng với đó, còn có rất nhiều loài chim về trú ngụ như sếu, cò, vạc.
Đó là chưa kể số tiền từ bán cây bần con và bần khô làm củi. Trước kia, mỗi lúc triều cường dâng, sóng to gió lớn làm cho diện tích đất của người dân bị cuốn trôi, sạt lở nghiêm trọng. Nhưng từ khi có dải bần này, giữ được đất, giữ được phù sa, tôm, cá nhiều vô số kể.
“Cây bần còn phát huy tiềm năng bãi bồi mở rộng diện tích đất sản xuất, giúp bảo vệ đê bao và bảo vệ hàng trăm ha diện tích trồng dừa, cây ăn trái và nuôi tôm cá của bà con nông dân”.Ông Lê Văn Dũng -
Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn
Ông Nguyễn Văn Xúc, ở xã Cẩm Sơn có gần 3.000m2 đất bãi bồi ven sông, hàng năm, ông tận dụng khai thác thủy sản mang về thu nhập hàng chục triệu đồng mà không phải tốn vốn đầu tư, ông chỉ ra công trồng bần và đánh bắt thủy sản thiên nhiên.
“Mỗi ngày, gia đình tôi hái được khoảng 20–30kg bần chua, đem đến cơ sở của dì Tư Cúc, bán với giá mỗi kg là 5.000 đồng, số tiền này đã giúp ích cho gia đình rất nhiều từ chuyện trang trải chi phí trong cuộc sống đến chuyện ăn học của tụi nhỏ” - chị Nguyễn Thị Cúc, xã Long Đức, TP.Trà Vinh phấn khởi nói.
Chiều 15.8, trao đổi với phóng viên NTNN, ông Lê Văn Dũng - Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế UBND xã Cẩm Sơn cho biết: “Dự án trồng bần chắn sóng, chống biến đổi khí hậu đi qua địa bàn của 3 ấp Long Trạch, Nhựng Trạch và Phú Hữu. Theo đó, nơi nào có bần thì nơi đó chẳng những ít bị sạt lở mà còn mang về nguồn lợi lớn từ thiên nhiên”.
Trước sự tác động rất lớn của biến đổi khí hậu, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã bắt tay vào việc trồng bần, tạo sự đa dạng về hệ sinh thái cũng như giảm thiểu sự biến đổi khí hậu bước đầu cho kết quả khả quan.
Có thể bạn quan tâm
Hướng tới nâng cao thu nhập cho người dân vùng đất rừng U Minh hạ trên cùng đơn vị diện tích, Sở Khoa học – Công nghệ Cà Mau
Để đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích, hướng tới tăng thu nhập, gia đình ông Trần Văn Thiệu (ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau)
Từ năm 2018, người dân xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì) bắt đầu đưa cây cam vào trồng trên những diện tích đất đồi gò.
Nhờ ham học hỏi, dày công chăm sóc, anh Nguyễn Thành Khôi (SN 1990), thôn Thượng Vũ, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu nhập cả trăm triệu đồng.
Ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước để nuôi cua 2 da trong hộp nhựa đặt trong nhà có mái che, anh Lê Ngọc Phú.