Indonesia tăng cường kiểm soát thị trường gạo nhằm kiềm chế giá tăng

Giá gạo nội địa Indonesia đã tăng lên 10.300 rupiah/kg (699 USD/tấn) từ 10.003 rupiah/kg (677 USD/tấn) chỉ một tuần trước đó.
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo bình quân tại Indonesia trong tháng 9 đạt 10,27 triệu rupiah (720 USD)/tấn, tăng 1,3% so với 10,14 triệu rupiah (720 USD)/tấn trong tháng 8/2015 và tăng 15% so với 8,93 triệu rupiah (750 USD)/tấn cùng kỳ năm 2014.
Trong khi đó, Tổng thống Indonesia đã đảm bảo đủ lượng gạo lưu kho cho đến cuối năm nay và bác tin sẽ nhập khẩu gạo.
Tuy nhiên, Phó tổng thống Indonesia lại cho biết nước này sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan do sản lượng trong nước giảm, đồng thời cảnh báo lượng gạo lưu kho quá thấp sẽ khiến giá gạo tăng mạnh và gây bất ổn xã hội.
Hiện Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia Bulog có khoảng 1,7 triệu tấn gạo lưu kho. Bulog hiện không có ý kiến gì và để chính phủ quyết định có nhập khẩu gạo hay không.
Các chuyên gia nông nghiệp khuyên chính phủ cần tiến hành đánh giá chính xác sản lượng và có những hành động hợp lý về việc nhập khẩu gạo.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích 0,3ha đất vườn trồng xoài cát chu và cát Hòa Lộc, anh Đỗ Văn Tới, một xã viên trồng xoài nhiều năm liền tại ấp Mỹ Hưng Hòa, xã Mỹ Xương cho biết, thời tiết năm nhuần tương đối thuận lợi cho việc trồng xoài nghịch mùa, chi phí bỏ ra cho vườn xoài khoảng 40 triệu đồng, ước tính nếu thu hoạch hết, anh có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 2.000 đồng/kg), giá lươn cỡ 250 - 300gram/con từ 150.000 - 160.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg), giá cá tra thương phẩm từ 23.000 - 23.500 đồng/kg (tăng 500 đồng/kg).

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Huyện Lâm Thao hiện có 620ha nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản ước đạt trên 2.600 tấn; trong đó loại hình mặt nước ao hồ nuôi chuyên 520ha, năng suất 4,6 tấn/ha, loại hình 1 lúa, 1 cá 100ha, năng suất đạt 2,1 tấn.

Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng, Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.