Bình Thuận Phát Triển Thanh Long Hướng Về Chất Lượng
Thị trường cạnh tranh
Năm 2013, giá bán thanh long liên tục tăng cao, từ mức 10.000 đồng/kg trở lên. Nhờ vậy, đời sống kinh tế của các nhà vườn đã được nâng lên đáng kể. Cũng chính từ lý do này, người dân phát triển diện tích cây thanh long một cách tự phát, tràn lan, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về loại cây trồng này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện toàn tỉnh mới có khoảng 35% diện tích thanh long sản xuất theo quy trình VietGAP...
Ngoài ra, nhiều nông dân vẫn chưa thấy được lợi ích lâu dài của việc sản xuất thanh long an toàn, có nơi còn thực hiện theo tính hình thức. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến mặt hàng thanh long còn bấp bênh trong thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của quá trình sản xuất thanh long Bình Thuận chính là sự cạnh tranh của thị trường.
Thực tế trong những ngày qua, sự kiện hàng loạt xe hàng trái cây (chủ yếu là dưa hấu) của Việt Nam đã bị dồn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh khi chờ xuất khẩu qua Trung Quốc, gây thiệt hại lớn cho chủ hàng không phải mới xảy ra lần một, lần hai. Trái thanh long Bình Thuận cũng không ngoại lệ những nguy cơ tiềm ẩn trong thời gian tới, nếu không có những giải pháp căn cơ và quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Mặt khác, hiện nay sản phẩm thanh long ngày càng cạnh tranh gay gắt về thị trường tiêu thụ. Hiện một số tỉnh như Tây Ninh, Long An, Tiền Giang... đã và đang trên đà phát triển diện tích thanh long. Đáng chú ý là một số nước khác cũng đang đầu tư phát triển mạnh thanh long như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc...
Vì vậy trong thời gian tới, thanh long Bình Thuận phải cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước. Nhất là việc Trung Quốc đang tập trung đầu tư phát triển thanh long với nhiều chính sách ưu đãi cho người sản xuất để cạnh tranh với thanh long của người Việt Nam. Khi Trung Quốc đã sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa thì chắc chắn rằng, nước bạn sẽ áp dụng các rào cản kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu thanh long...
Tập trung sản xuất thanh long đi vào chất lượng
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương, hướng phát triển thanh long của tỉnh trong thời gian tới là không khuyến khích phát triển diện tích. Đồng thời, cần tập trung phát triển sản xuất thanh long đi vào chất lượng để phát triển bền vững.
Đẩy mạnh tiêu thụ thanh long trên cơ sở xuất khẩu chính ngạch và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất thanh long. Qua đó, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thanh long. Để làm được điều này, cần phát triển thanh long theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm.
Đồng thời đẩy mạnh vận động, tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sản xuất thanh long an toàn. Song song đó, để mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước, đòi hỏi việc xúc tiến thương mại cần được chú trọng hơn nữa; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều về cung ứng điện cho chong đèn trái vụ.
Quan trọng hơn nữa trong vấn đề phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm, chính là tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, nhất là các đối tượng mua bán trung gian; tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, mở rộng thị trường cả về xuất khẩu và nội địa để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm...
Phát triển thanh long hướng về chất lượng - đây chắc rằng sẽ là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm giúp thanh long Bình Thuận đứng vững trên thị trường một cách bền vững.
Đến nay, toàn tỉnh có 8.627 hộ được cấp giấy chứng nhận thanh long VietGAP với diện tích 7.395,49 ha/7.500 ha, đạt 98,6% KH tỉnh giao đến năm 2014.
Phấn đấu đến cuối năm 2014, Bình Thuận có 7.500 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) thoát nghèo và có thu nhập khá nhờ phát triển mô hình nuôi ếch.
Vụ ĐX 2015-2016 ở ĐBSCL dự báo chi phí SX sẽ tăng thêm khoảng 20 - 30% do không có lũ, đồng ruộng không được phù sa bồi đắp. Nhu cầu phân bón, thuốc BVTV tăng mạnh...
Mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học đạt được “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không dọn vệ sinh.
Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bến Tre hướng đến nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường.