Indonesia tăng cường kiểm soát thị trường gạo nhằm kiềm chế giá tăng

Giá gạo nội địa Indonesia đã tăng lên 10.300 rupiah/kg (699 USD/tấn) từ 10.003 rupiah/kg (677 USD/tấn) chỉ một tuần trước đó.
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo bình quân tại Indonesia trong tháng 9 đạt 10,27 triệu rupiah (720 USD)/tấn, tăng 1,3% so với 10,14 triệu rupiah (720 USD)/tấn trong tháng 8/2015 và tăng 15% so với 8,93 triệu rupiah (750 USD)/tấn cùng kỳ năm 2014.
Trong khi đó, Tổng thống Indonesia đã đảm bảo đủ lượng gạo lưu kho cho đến cuối năm nay và bác tin sẽ nhập khẩu gạo.
Tuy nhiên, Phó tổng thống Indonesia lại cho biết nước này sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan do sản lượng trong nước giảm, đồng thời cảnh báo lượng gạo lưu kho quá thấp sẽ khiến giá gạo tăng mạnh và gây bất ổn xã hội.
Hiện Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia Bulog có khoảng 1,7 triệu tấn gạo lưu kho. Bulog hiện không có ý kiến gì và để chính phủ quyết định có nhập khẩu gạo hay không.
Các chuyên gia nông nghiệp khuyên chính phủ cần tiến hành đánh giá chính xác sản lượng và có những hành động hợp lý về việc nhập khẩu gạo.
Related news

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa có văn bản đề nghị trực tiếp các chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương làm chặt chẽ hơn việc quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.

Ngày 13-10, Công ty TNHH MTV chăn nuôi Bình Minh đã khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất trên 200 ngàn tấn/năm tại Khu công nghiệp Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai).

Nhiều hộ trồng tiêu tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai khá lo lắng khi thấy các trụ tiêu trong vườn đang phát triển xanh tốt lại bị rụng từng chùm trái non. Có hộ cho rằng, đó là vì bệnh rụng sinh lý hoặc tiêu quá sai nên cây không đủ sức nuôi nên tự loại thải…

Năm nay, nước lũ về chậm, lại ít, thậm chí có nơi còn "vắng bóng" làm ảnh hưởng lớn đến việc mưu sinh của nhiều nông dân. Không chỉ vậy, nhiều người còn lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất vụ lúa đông xuân sắp tới...

Ở vùng chè cổ, người dân làm chè theo truyền thống từ lâu đời nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới không phải chuyện đơn giản.