Hơn 26.600ha Cây Trồng Bị Hạn Hán

Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài nên khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.
Tính đến hết tháng 3.2014, diện tích cây trồng vụ đông xuân bị thiếu nước, hạn hán là 26.652ha, trong đó nơi hạn nhiều nhất là Bình Phước 14.000ha; Ninh Thuận 5.481ha; Đăk Lăk 5.450ha… Còn tại vùng hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn, vùng ven biển phía tây khu vực ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh, trong đó bị ảnh hưởng nặng nhất là tỉnh Hậu Giang.
Trong khi đó, lượng nước trữ trung bình tại các hồ thủy lợi đến nay chỉ đạt 60-70% dung tích thiết kế, có nơi chỉ đạt 25-40% như Ninh Thuận, Bình Thuận, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn trơ đáy. Mực nước tại các hồ thủy điện cũng thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 1-4m…
Trước tình hình trên, Bộ NNPTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ cho các địa phương thực hiện công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; điều tiết các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du; hỗ trợ kinh phí bơm điện, dầu, nạo vét kênh mương cho các địa phương chống hạn…
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 8 năm 2015, tại thị trấn Phước Bửu – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” cho 30 học viên là cộng tác viên khuyến nông, chủ trang trại và bà con nuôi tôm trong tỉnh.

Làm thế nào để người dân nâng cao hiệu quả và năng suất, thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản (ntts) tỉnh - đó là trăn trở của các cán bộ chuyên trách địa phương và của các chuyên gia lâu năm trong ngành ntts.

Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.
Trận mưa lụt lịch sử diễn ra trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện, đến thời điểm này, huyện Vân Đồn bị thiệt hại 871 lồng bè nuôi hầu, 384 ô lồng cá, 110 hộ nuôi ốc, hơn 60ha nuôi cá nước ngọt... tổng diện tích khoảng 300ha, chiếm 30% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện.

Việc thịt gà nhập ngoại tràn ngập thị trường đã gióng lên hồi chuông báo động với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ không có “cửa” phát triển.