Huyện Tuy An (Phú Yên) không kiểm soát được dịch bệnh khi nuôi tôm hồ hở
Mặc dù UBND huyện Tuy An đã có chỉ thị nghiêm cấm việc giăng lưới tạo vuông tôm để nuôi tôm, nhưng việc nuôi tôm bằng hình thức này vẫn khá phổ biến, khiến diện tích tôm nuôi bị mắc bệnh ngày càng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tuy An.
Hiện nay, toàn huyện đã có hơn 240ha tôm nuôi bị bệnh, trong đó có hơn 160ha tôm nuôi hoặc bị mất trắng, hoặc phải thu hoạch non. Ngoài yếu tố thời tiết, chất lượng con giống kém, thì nguyên nhân tôm nuôi bị bệnh là do không kiểm soát được nguồn nước bị nhiễm bẩn phát tán, lây lan.
Có thể bạn quan tâm
Sau một thời gian phát triển “nóng”, ngành cá tra Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do nội tại ngành thiếu sự liên kết, gắn kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong chuỗi giá trị và gặp phải rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu. Để ổn định, phát triển bền vững, đòi hỏi các bên có liên quan tích cực vào cuộc, thực hiện “nâng cấp” toàn diện chuỗi giá trị cá tra, từ khâu sản xuất đến cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước…
Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Ninh Thuận khuyến cáo mô hình nuôi ốc hương và trồng rong sụn với cách nuôi trồng cải tiến có nhiều ưu điểm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi ở vùng ven biển.
Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thâm canh nên tỷ lệ lươn sống của gia đình ông Đỗ Hữu Biên ở thôn Hoàng Thượng, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) đạt cao…
Tổng cục Thủy sản vừa có Văn bản số 784/TCTS-NTTS về việc chỉ đạo phòng chống bệnh cho nghêu (còn gọi là ngao) nuôi năm 2015 trước tình hình nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân ở các tỉnh Hà Tĩnh, Tiền Giang.
Chuyến vươn khơi bám biển đầu năm, ngư dân Hải Phòng trúng “lộc” biển, cá tôm được giá. Dù vậy, không ít chủ tàu thuyền đau đầu vì tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, kinh nghiệm khai thác tài nguyên biển.