Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Tốt Công Tác Thú Y, Góp Phần Đẩy Mạnh Phát Triển Chăn Nuôi

Làm Tốt Công Tác Thú Y, Góp Phần Đẩy Mạnh Phát Triển Chăn Nuôi
Ngày đăng: 14/02/2015

Phát triển chăn nuôi là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Song có lúc, có nơi người dân cũng như một số địa phương vẫn chưa thực sự làm tốt công tác thú y, làm thiệt hại về kinh tế.

Năm 2014 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 13 xã  thuộc 5 huyện làm 118 con gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 19 con lợn, 4 con bò.

Ngoài ra còn một số bệnh như: dại,  cúm gia cầm H5N1,  đốm trắng trên tôm sú... xảy ra lác đác ở một số địa phương. Tuy nhiên, do chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh một cách quyết liệt, sự nhiệt tình, sâu sát cơ sở của đội ngũ cán bộ thú y nên các ổ dịch xảy ra đều được phát hiện, bao vây, khống chế, dập tắt kịp thời, không để lây lan ra diện rộng, bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi và sức khỏe của người dân.

Trong đó đặc biệt coi trọng công tác tiêm phòng, coi đây là một trong những biện pháp cần thiết, quan trọng nhất trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Trong năm, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 2 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm, đạt 101,3% kế hoạch.

Công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong tỉnh, ra ngoài tỉnh và tại trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh đã thực hiện 2 tháng hành động vệ sinh tiêu độc, khử trùng, với 8 lần phát động toàn dân thực hiện tổng vệ sinh môi trường; sử dụng 35.000 lít hóa chất sát trùng, phun được 65.690 ha khu chăn nuôi, khu vực có nguy cơ cao với dịch bệnh.

Lực lượng thú y đã kiểm dịch được khoảng 30% lượng gia súc, gia cầm lưu thông trong tỉnh; 90% lượng gia súc, gia cầm lưu thông ra ngoài tỉnh và 95% lượng gia súc, gia cầm đi qua các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.

Công tác thanh tra chuyên ngành, quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc trong thú y đối với sản xuất, chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm có nhiều chuyển biến, góp phần tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Công tác xây dựng mạng lưới thú y cơ sở được chú trọng.

Trong thời gian tới, Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị của bộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đề phòng dịch bệnh tái phát.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc cũng như làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng, đẩy mạnh việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng đến những vùng, xã giáp với các tỉnh khác, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực thú y.

Chi cục Thú y tỉnh cũng khuyến cáo các địa phương, hộ chăn nuôi phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến công tác thú y một cách đúng mức, bởi làm tốt công tác thú y mới có thể góp phần vào đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân nhanh nhất.


Có thể bạn quan tâm

Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất

Để có điều kiện tốt hơn cho con cái ăn học, ông Lý Nhịt Sau đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Năm 2007, ông Sau trồng xen tiêu vào vườn cà phê. Cách làm này giúp ông tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà không phải phá bỏ vườn cà phê.

24/10/2014
Khóm Nghịch Mùa Được Giá Khóm Nghịch Mùa Được Giá

Do chi phí vật tư và tiền thuê nhân công tăng cao nên sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời từ 1,5 - 2 triệu đồng/công. Nhiều thương lái cho biết, với nguồn cung ít như hiện nay, chuyện khan hiếm khóm thương phẩm sẽ còn kéo dài đến tháng 12, vì vậy khả năng giá khóm sẽ còn tăng trong thời gian tới.

24/10/2014
Ước Mơ Đưa Xoài Cát Phù Cát “Bay Xa” Ước Mơ Đưa Xoài Cát Phù Cát “Bay Xa”

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

24/10/2014
Phát Triển Cây Ăn Trái Gắn Với Tiềm Năng, Lợi Thế Phát Triển Cây Ăn Trái Gắn Với Tiềm Năng, Lợi Thế

Thế mạnh của Sóc Trăng là bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn và chuối. Tuy là thế mạnh với gần 28.000 ha nhưng đầu ra luôn bấp bênh, diện tích canh tác không ổn định. Vườn cây ăn trái được phát triển mạnh ở vùng ven Sông Hậu, những năm gần đây, cây có múi phát triển mạnh ở một số địa bàn thuần ngọt như Mỹ Tú, Châu Thành.

24/10/2014
Nhãn Ido Tăng Giá Nhãn Ido Tăng Giá

Nhãn Ido với ưu điểm năng suất cao gần gấp đôi nhãn tiêu da bò, trái nhãn Ido hạt nhỏ cơm dày, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng nên giá bán cao khoảng 25.000 - 26.000đ/kg. Nhãn da bò tuy tăng thêm 1.000 - 2.000đ/kg nhưng vẫn ở mức thấp 8.000 - 9.000đ/kg. Với giá này một công nhãn Ido có thể cho thu nhập từ 20 - 40 triệu đồng/công. Đặc biệt nhãn Ido không bị hoặc ít nhiễm bệnh chổi rồng nên nhà vườn đang mở rộng diện tích trồng loại cây này.

24/10/2014