Triển Khai Cánh Đồng Lúa Một Giống Quy Mô 20ha
Vụ xuân năm 2015, Trạm khuyến nông huyện Phú Bình đã phối hợp với UBND xã Dương Thành triển khai mô hình cánh đồng lúa một giống GS9 với quy mô 20ha.
Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.
Tham gia mô hình, các hộ nông dân được tỉnh hỗ trợ giá giống là 30 nghìn đồng/sào; được tập huấn khoa học kỹ thuật về thâm canh lúa cải tiến SRI kèm theo các yêu cầu làm đất tập trung, sử dụng cùng một giống lúa GS9, gieo mạ, chăm sóc, bón phân, phun thuốc cùng thời điểm, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào, nâng cao năng suất và thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, cánh đồng lúa một giống đang ở giai đoạn bén rễ, hồi xanh, nông dân đang tích cực chăm sóc lúa theo sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện.
Có thể bạn quan tâm
Anh Nguyễn Thanh Nhàn (34 tuổi), ngụ ấp 6, xã Vĩnh Trung, H.Vị Thủy, Hậu Giang, được xem là người đầu tiên đưa giống xoài cát hồng về trồng thành công ở xã này,
Đó chính là chị Trương Ánh Nguyệt, ở ấp Láng Hầm, xã Thạnh Xuân, huyên Châu Thành A (Hậu Giang) khi nuôi cua đinh và ba ba cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Với thị trường tiêu thụ sản phẩm số lượng lớn và nếu được đầu tư công nghệ tiên tiến, thành phố có thể trở thành trung tâm sản xuất giống thủy sản cung cấp
Mô hình nuôi ruồi Lính đen đầu tiên ở tỉnh Hà Tĩnh được thực hiện tại nhà ông Bùi Khoa Giáo ở thôn Đông Hạ, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên).
Thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.