Huyện Tuy An (Phú Yên) Chi Hơn 14 Tỉ Đồng Hỗ Trợ Cơ Sở Hạ Tầng Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản

UBND tỉnh Phú Yên vừa có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản các vùng nuôi tại xã An Hải và An Cư (huyện Tuy An) thuộc hợp phần B dự án CRSD tỉnh Phú Yên.
Theo đó, tuyến đường xã An Hải sẽ được nâng cấp với chiều dài hơn 2km nối với đường bê tông hiện có từ xã An Phú đi gành Đá Đĩa đến vùng nuôi 40ha sò huyết và nâng cấp tuyến đường xã An Cư với chiều dài hơn 1,9km nối với đường bê tông nông thôn xã An Cư đến khu vực nuôi trồng thủy sản và nuôi hàu kết hợp rau câu, với diện tích hơn 30ha.
Tổng mức đầu tư dự án trên hơn 14,4 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng chiếm hơn 11,7 tỉ đồng, do nguồn vốn Ngân hàng Thế giới - hợp phần B thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững và vốn đối ứng ngân sách tỉnh Phú Yên đầu tư.
Dự án nhằm đảm bảo giao thông thuận lợi và chủ động cấp, thoát nước tại 2 vùng nuôi trồng thủy sản ở xã An Hải và An Cư. Thời gian thực hiện dự án trong 2 năm 2014 và 2015.
Có thể bạn quan tâm

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.

Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.