Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghêu Giảm Giá, Nông Dân Vẫn Lãi Lớn

Nghêu Giảm Giá, Nông Dân Vẫn Lãi Lớn
Ngày đăng: 12/12/2012

Năm nay, phần lớn lượng nghêu (ngao) thu hoạch ở vùng ben biển tỉnh Tiền Giang chỉ được tiêu thụ nội địa nên giá nghêu thương phẩm đã giảm mạnh xuống còn 27.000 - 28.000 đồng/kg so với mức 35.000 đồng vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, người nuôi nghêu vẫn có lãi, bởi nghêu nuôi không bị chết bất thường như hai năm trước, và với mức giá hiện nay, lợi nhuận từ nghề nuôi nghêu vẫn rất cao.

Nghêu miền Tây “đụng hàng” nghêu phía Bắc

Nhiều nông dân cho biết, nghêu năm nay dù không bị chết hàng loạt vào tháng 2 - 3 âm lịch như 2 năm trước và cũng không bị chết do bùn lấp, nhưng nghêu rất chậm lớn và ốm so với mọi năm nên phần lớn diện tích nghêu thả giống năm ngoái đến nay chỉ thu hoạch theo kiểu thu tỉa thả bù, sản lượng không cao. Chính vì vậy, các thương lái mua nghêu với số lượng lớn cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu không tới thu mua do lo ngại gia tăng chi phí.

Tuy nhiên, thời gian tới nhiều bãi nghêu tới cỡ thu hoạch với sản lượng nghêu lớn nên nhiều thương lái thu mua nghêu sẽ đổ xô về đây thu gom, giá nghêu có thể tăng cao hơn. Ông Võ Quốc Cường, chủ sân nghêu hơn 50 héc ta ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, năm nay tốc độ phát triển nghêu chậm hơn một tháng so với mọi năm, nên hơn 50 héc ta nghêu nuôi của gia đình ông phải chờ tới 1 - 2 tháng nửa mới bắt đầu thu hoạch.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, diện tích thả nuôi nghêu của tỉnh năm 2012 là 1.179,9 héc ta, giảm 44% so với năm 2009 (năm nghêu không chết bất thường), tập trung chủ yếu ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông.

Nghêu giống được thả tập trung vào tháng 10/2011, với kích cỡ 300 – 500 con/kg (nghêu trung), mật độ thả 150 - 200 con/m2. Đến nay, sản lượng thu hoạch khoảng 13.250 tấn, tăng gần gấp đôi năm 2011 nhưng giảm gần 42% so với năm 2009.

Những năm trước, nghêu nuôi ở vùng biển của tỉnh Tiền Giang chủ yếu được bán cho các thương lái thu gom cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu với lượng bắt mỗi ngày vài chục tấn nghêu. Tuy nhiên, năm nay, đa số các thương lái tới các bãi nghêu này chỉ để thu mua tiêu thụ nội địa với lượng nghêu bắt mỗi ngày chỉ 2 - 3 tấn.

Ông Phạm Văn Kiệp, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, nghêu có giá thấp một phần do nghêu năm nay ốm (ít thịt) hơn mọi năm. Quan trọng hơn, năm nay đa phần nghêu chỉ được thương lái thu mua đem về chợ đầu mối thủy sản Bình Điền, TPHCM để phân phối tiêu thụ trong nước, nhưng lượng nghêu này lại đụng với nghêu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Nam Định,… đem vào với giá chỉ 18.000 - 20.000 đồng/kg, thậm chí có khi chỉ 12.000 đồng/kg loại 50 - 52 con/kg, nên kéo giá nghêu ở các tỉnh ĐBSCL xuống theo.

“Có thương lái thu mua nghêu ở xã Tân Thành với giá 27.000 - 28.000 đồng/kg nhưng khi đem lên chợ đầu mối thủy sản Bình Điền “đụng” nghêu từ các tỉnh phía Bắc đem vào bán với giá 20.000 - 22.000 đồng/kg. Vì không chấp nhận lỗ, thương lái này phải chở nghêu về bãi biển Tân Thành tiếp tục thả nuôi để chờ giá cao hơn”, ông Kiệp cho biết thêm.

Người nuôi nghêu vẫn lãi cao

Hiện nay, dù giá nghêu thương phẩm đã giảm mạnh so với cuối năm ngoái nhưng người nuôi nghêu ven biển tỉnh Tiền Giang vẫn có lợi nhuận hấp dẫn, dù mức lãi này đã thấp hơn rất nhiều lần so với cách đây 7 - 10 năm trước.

Ông Võ Quốc Cường cho biết, hiện nay giá nghêu thương phẩm loại 50 - 55 con/kg được thương lái thu mua tại bãi với giá 27.000 - 28.000 đồng/kg nếu thương lái chịu tiền công cào nghêu; còn nếu chủ sân nghêu chịu tiền công cào thì thương lái thu mua với 28.000 - 29.000 đồng/kg.

Theo ông Cường, thời điểm này, lợi nhuận của nghề nuôi nghêu thịt trong khu vực ĐBSCL là hơn 100%; chỉ cần giá nghêu trên 20.000 đồng/kg là người nuôi nghêu đã có lãi khá để tiếp tục tái sản xuất. Với năng suất nuôi nghêu ở Tiền Giang khoảng 15 - 20 tấn/héc ta, nếu chủ sân nghêu nào có nghêu thu hoạch thì sau khi trừ chi phí người nuôi nghêu có thể lãi từ 200 - 280 triệu đồng/héc ta.


Có thể bạn quan tâm

Trên 26 tỷ đồng xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh Trên 26 tỷ đồng xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

26/11/2015
Làm giàu nhờ nuôi sò huyết Làm giàu nhờ nuôi sò huyết

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.

26/11/2015
Hiệu quả từ Dự án nuôi cá rô phi công nghiệp Hiệu quả từ Dự án nuôi cá rô phi công nghiệp

Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá Rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015 do Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản làm chủ đầu tư với tổng diện tích là 16ha, thực hiện trên 4 tiểu vùng: tại huyện Tiên Yên2 tiểu vùng với 8ha;

26/11/2015
Trung tâm Thủy sản chú trọng nâng cao chất lượng nguồn giống Trung tâm Thủy sản chú trọng nâng cao chất lượng nguồn giống

Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNN) là địa chỉ tin cậy và đi đầu trong kiểm định, nuôi khảo nghiệm giống mới và sản xuất cung ứng giống đảm bảo về chất lượng...

26/11/2015
Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục giảm Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục giảm

XK tôm Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay vẫn theo xu hướng giảm do khó khăn từ các thị trường NK chính, giá XK giảm và cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà cung cấp đối thủ.

26/11/2015