Huyện Tuy An (Phú Yên) Chi Hơn 14 Tỉ Đồng Hỗ Trợ Cơ Sở Hạ Tầng Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản
UBND tỉnh Phú Yên vừa có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản các vùng nuôi tại xã An Hải và An Cư (huyện Tuy An) thuộc hợp phần B dự án CRSD tỉnh Phú Yên.
Theo đó, tuyến đường xã An Hải sẽ được nâng cấp với chiều dài hơn 2km nối với đường bê tông hiện có từ xã An Phú đi gành Đá Đĩa đến vùng nuôi 40ha sò huyết và nâng cấp tuyến đường xã An Cư với chiều dài hơn 1,9km nối với đường bê tông nông thôn xã An Cư đến khu vực nuôi trồng thủy sản và nuôi hàu kết hợp rau câu, với diện tích hơn 30ha.
Tổng mức đầu tư dự án trên hơn 14,4 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng chiếm hơn 11,7 tỉ đồng, do nguồn vốn Ngân hàng Thế giới - hợp phần B thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững và vốn đối ứng ngân sách tỉnh Phú Yên đầu tư.
Dự án nhằm đảm bảo giao thông thuận lợi và chủ động cấp, thoát nước tại 2 vùng nuôi trồng thủy sản ở xã An Hải và An Cư. Thời gian thực hiện dự án trong 2 năm 2014 và 2015.
Related news
Thời gian gần đây, nhiều nông dân các tỉnh miền Tây đua nhau trồng giống ớt Demon theo đơn đặt hàng của thương lái Trung Quốc và trồng cây sương sáo, nay lâm vào cảnh "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông"...
Năm tháng đầu năm 2014, XK nông, lâm, thủy sản cả nước tăng 12,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản XK chủ lực lại tụt giảm nghiêm trọng.
Những năm qua, nhờ làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cho nên đời sống của người dân xã Ðông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) ngày càng được cải thiện. Qua nghiên cứu, học hỏi các mô hình nuôi trồng thủy sản từ năm 2010 đến nay, một số hộ dân trong xã đã triển khai nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm.
Dù phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển ở Đồng Tháp chưa lâu nhưng theo đánh giá từ các nhà chuyên môn thì nếu theo đuổi nghề, người nông dân sẽ bị “mất” nhiều hơn là “được”. Bởi đằng sau những lợi nhuận trước mắt là nhiều hệ lụy về môi trường cũng như phá vỡ cấu trúc quy hoạch vùng chuyên canh thủy sản của địa phương.
Bên cánh đồng thôn Bản Thẳm, chị Nguyễn Thị Hòa vẫn luôn tay gặt, dù biết có người đang trò chuyện với mình... Sự mải miết ấy được chị giải thích một cách ấn tượng: “Chưa năm nào gia đình tôi lại được gặt lúa chín vào thời điểm này. Lúa chín sớm quá!. Không vui, không nhanh tay gặt làm sao được!”.